YOMEDIA
NONE

Hãy sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về tính liêm khiết

Hộ em với,mai kiểm tra rồi!

1.Em hãy sưu tầm một số câu ca dao,tụ ngữ,danh ngôn ns về tôn trọng lẽ phải.(Càng nhiều càng tốt ạ)

2.Em hãy kể một vài câu chuyện ns về tính liêm khiết.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • - Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn
    - Khó mà biết lẽ biết trời
    -iết ăn biết ở hơn người giàu sang
    -. Lời hơn lẽ thiệt
    -. Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời
    -. Lời hay lẽ phải

    -Cây ngay ko sợ chết đứng;
    -Nói phải củ cải cũng phải nghe;Ăn ngay nói phải
    -Nghe điều phải thích lời hay

    -Dù anh què quặc chân tay
    Anh làm chuyện phải em nài theo anh
    Dù anh sập gụ nhà vàng
    Anh làm điều quấy giỏ vàng cũng chê
    Anh ơi sự thế não nề
    Khuyên anh cố giử lối về quê hương

    - Phải chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua phép.

    - Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.

    - Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

    - Sự thật che sự bóng.

    - Vén mây mù mới thấy trời xanh.

    - Khó mà biết lẽ biết trời
    Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.

    - Làm người suy chín xét xa
    Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.

    - Khôn ngoan ba chốn bốn bề
    Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.

    - Làm người phải đắn phải đo
    Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

    - Làm người mà chẳng biết suy
    Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.

    2

    câu chuyện 1......Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
    Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
    - Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

    Viên quan tâu với vua :
    - Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
    - Vậy khanh có cách nào khác không?
    - Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
    Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
    Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
    - Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
    Vua Minh Tông đáp :
    - Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
    - Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
    Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

    câu chuyện 2......-Tư Hãn đời Xuân Thu.

    Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:

    - Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.

    Tư Hãn đáp:

    - Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?

    Người biếu ngọc cúi đầu thưa:

    - Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.

    Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.

    Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!

    câu chuyện 3 -Vào ngày 18/07/2009, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Diệu tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là chị Tống Thị Oanh đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.

      bởi Huỳnh Trúc 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF