Chứng minh nhận định Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người khác
Hãy chứng minh nhận định: Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người khác
Trả lời (1)
-
Bạn có biết rằng có rất nhiều sai lầm trong cách cư xử, thói quen cũng như hành động hàng ngày của bạn khiến giá trị của bạn mất đi, thậm chí bị người khác coi thường không?
Tôn trọng người đối diện là một trong những quy tắc ứng xử cơ bản nhất mà ai cũng phải biết, tuy nhiên vì nhiều lý do, không phải ai cũng làm được điều đấy. Nguyên nhân phần lớn là do người đó thiếu lịch sự hay không biết cách ứng xử, nhưng trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thực tế lại nằm ở phía bạn cơ.
Bạn biết chứ, có những sai lầm trong cách cư xử, hành động cũng như thói quen của bạn không chỉ làm hạ thấp bản thân bạn mà còn khiến người khác cảm thấy không tôn trọng, thậm chí là coi thường bạn. Hãy xem hành động đó là gì và thay đổi ngay từ hôm nay nhé!
Tự hy sinh mình vô ích
Hãy nhớ rằng bạn cũng có tự tôn và giới hạn riêng của bạn. Khi người khác động chạm đến bạn, nếu bạn khó chịu nhưng cứ nhẫn nhịn, người khác sẽ tiếp tục xúc phạm bạn hết lần này đến lần khác mà thôi. Đừng sợ phải nói ra điều mình không thích, bạn không thể sống mà làm vừa lòng hết tất cả mọi người đâu, chưa kể tự hy sinh mình như thế cũng đâu đồng nghĩa với việc người khác sẽ quan tâm và để ý?
Thiếu tôn trọng bản thân
Tại sao phải chịu đựng một người luôn thô lỗ và chẳng coi bạn ra gì? Nếu một ai đó cư xử theo kiểu họ chẳng quan tâm gì đến cảm nhận của bạn, điều đó có nghĩa họ thực sự nghĩ thế đấy. Đừng kiếm cớ thay cho họ nữa. Tôn trọng bản thân mình một chút đi!
Lúc nào cũng mong muốn nhận được sự chấp nhận của người khác
Đừng chờ đợi những lời khen ngợi, khích lệ của người khác nữa. Bạn không cần bất kì ai công nhận bạn là người thế này thế kia, trong khi bạn thực sự là một người như vậy. Cũng đừng sợ bị phán xét, đánh giá. Người ta luôn có cớ để bình phẩm bạn, bất kể bạn làm gì, vì bất kì lí do gì. Ý kiến của bạn mới là quan trọng nhất, luôn luôn là như vậy!
Luôn đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình là nguồn cơn của mọi vấn đề
Tại sao bạn lúc nào cũng tự động cho rằng người khác luôn đúng còn bạn sai nhỉ? Tại sao bạn lại phải chịu trách nhiệm cho mọi việc xảy ra xung quanh bạn? Sẽ không ai biết ơn bạn vì điều đó đâu, mà họ sẽ chỉ biết lợi dụng bạn, đẩy bạn vào khó khăn để họ có thể thoải mái mà thôi. Một khi chuyện đã rồi, tìm xem ai là người sai không còn là việc quan trọng nhất nữa đâu, thay vào đó hãy cùng hợp tác để tìm cách giải quyết vấn đề!
Khoe khoang, khoác lác, "nổ" quá mức
Tự tin vào bản thân mình là tốt nhưng cái gì quá cũng không tốt, tự tin quá mức sẽ biến thành tự đại. Trong một mối quan hệ, bạn chỉ cần thể hiện vừa đủ, chỉ cần là chính bạn vậy là đủ. Một khi bạn có giá trị của chính mình, bạn không cần chứng mình điều đó cho ai nữa cả.
Sợ từ chối
Đừng sợ nói câu từ chối, bởi những người cố tình làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì cả. Hãy nhớ nhé, với chuyện nói câu từ chối, càng đơn giản càng tốt. Rõ ràng là người ta nhờ bạn giúp đỡ, bạn không làm được, lại không biết cách từ chối, cứ giải thích đi giải thích lại, tới cuối cùng lại khiến bản thân có cảm giác mắc nợ người ta. Giúp được thì giúp, không giúp được thì từ chối. Biết cách nói câu từ chối, mới có thể sống thoải mái.
Không quan tâm đến cảm nhận, sở thích của bản thân
Có thể bạn đã quen với việc điều chỉnh thói quen của bản thân, tự kiềm chế cảm xúc của mình để làm người khác vui đến mức quên mất luôn bản thân mình thực sự muốn gì. Ôi, sống thế mệt mỏi lắm, mà thế là không công bằng với chính bạn nữa. Hãy thử nghe theo cảm xúc của bạn dù chỉ một lần thôi, đừng sợ làm phật lòng người khác!
Không có giới hạn cho những hành vi bản thân có thể chấp nhận được
Bạn chỉ là một người bình thường thôi, không phải sắt đá hay thứ gì để có thể nhẫn nhịn, chịu đựng tổn thương hết lần này đến lần khác. Bạn cho rằng tha thứ cho người khác sẽ khiến bạn dễ chịu nhưng rồi lâu dần nó sẽ trở thành gánh nặng đè bẹp bạn đấy. Bạn cần xác định rõ xem bản thân bạn có thể chấp nhận được những gì, và không chấp nhận được những gì. Một mối quan hệ dù có quan trọng đến đâu thì sự chịu đựng cũng có giới hạn của nó mà thôi. Một người chỉ biết chấp nhận mọi thứ sẽ không được tôn trọng đâu.
Sợ cô đơn
Chỉ vì cô đơn mà chấp nhận tạm bợ, kiếm bừa một ai đó cho mình là sai lầm rất nhiều người đang vấp phải. Bất kể mối quan hệ ấy khiến bạn buồn bã, tổn thương cả về tinh thần lẫn thể chất, bạn vẫn ép mình phải tiếp tục vì bạn đã quen với nó và vì bạn sợ phải chịu cảnh một mình. Như thế là cực kì ngu ngốc, bạn có biết không? Đến bạn còn không yêu thương bản thân bạn thì bạn còn trông chờ vào ai sẽ làm việc đó nữa đây? Tương lai còn rất dài, rồi bạn nhất định sẽ gặp được một người yêu thương và tôn trọng bạn thật lòng!
Cho rằng phải có hành động cho đi thì mới nhận về tôn trọng
Bạn không tin rằng sự tôn trọng không nhất định phải là kết quả của hành động hay hành vi. Bạn nghĩ rằng mình nhất định phải làm gì đó cho đối phương thì mới nhận về thứ gì đó tương tự. Đúng là có cho mới có nhận thế nhưng bạn không phải cầu xin sự tôn trọng của bất kì ai cả, đây là một chuyện hiển nhiên mà bất kì người lịch sự nào cũng biết.
Gặp Tùng Sơn sau khi "đập mặt xây lại": Nếu không khùng, không điên thì lấy đâu clip vui cho người ta xem!bởi Đặng Yến18/12/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi có liên quan
-
23/06/2020 | 4 Trả lời
-
23/06/2020 | 3 Trả lời
-
Nêu 1 ví dụ về bản chất của pháp luật
Nêu 2 ví dụ về vai trò của pháp luật
33 ví dụ này của GDCD 8 nha mn mong mọi người giúp đỡ
10/06/2020 | 0 Trả lời
-
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
04/02/2020 | 9 Trả lời
-
Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?
03/02/2020 | 2 Trả lời
-
Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
04/02/2020 | 2 Trả lời
-
Đặc điểm của Pháp luật là?
04/02/2020 | 3 Trả lời
-
Trong cuộc sống, em thấy mình và gia đình mình có cần đến pháp luật không? Nêu ví dụ về sự cần thiết của pháp luật đối với em và gia đình.
02/02/2020 | 2 Trả lời
-
Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải làm gì?
03/02/2020 | 3 Trả lời
-
Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?
03/02/2020 | 3 Trả lời
-
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của những giai cấp nào trong xã hội?
03/02/2020 | 3 Trả lời
-
Pháp luật có những đặc điểm gì?
03/02/2020 | 2 Trả lời
-
Em hiểu thế nào là pháp luật?
03/02/2020 | 2 Trả lời
-
Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện?
Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
03/02/2020 | 2 Trả lời
-
Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật?
03/02/2020 | 3 Trả lời
-
Khoản 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật?
03/02/2020 | 3 Trả lời
-
Bản chất và vai trò của pháp luật?
29/04/2019 | 16 Trả lời
-
pháp luật là gì? em hãy nêu suy nghĩ của mình về một đất nước không có hiến pháp' pháp luật?
19/09/2018 | 10 Trả lời
-
Nêu sự khác biệt giữa pháp luật và luật pháp
05/10/2018 | 4 Trả lời
-
Vì sao xã hội cần phải có pháp luật?
04/10/2018 | 10 Trả lời