Hướng dẫn giải bài tập SGK: Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hi vọng sẽ giúp các em hiểu bài nhanh hơn.
-
Bài tập 1 trang 59 SGK GDCD 8
Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật?
-
Bài tập 2 trang 59 SGK GDCD 8
Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
-
Bài tập 3 trang 59 SGK GDCD 8
Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau: "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
Câu hỏi:
a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?
c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? vì sao ?
-
Bài tập 4 trang 59 SGK GDCD 8
Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.
-
Giải bài 1 trang 81 SBT GDCD 8
Em hiểu thế nào là pháp luật?
-
Giải bài 2 trang 81 SBT GDCD 8
Pháp luật có những đặc điểm gì?Có nhiều cách để phân loại và xác định đặc điểm của pháp luật, song nhìn chung pháp luật có các 3 đặc điểm cơ bản:
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính xác định chặt chẽ
- Tính bắt buộc (cưỡng chế)
-
Giải bài 3 trang 82 SBT GDCD 8
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của những giai cấp nào trong xã hội?
-
Giải bài 4 trang 82 SBT GDCD 8
Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?
-
Giải bài 5 trang 82 SBT GDCD 8
Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải làm gì?
-
Giải bài 6 trang 82 SBT GDCD 8
Theo em, khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Pháp luật chỉ cần thiết đối với cán bộ, công chức nhà nước.
B. Pháp luật chỉ cần thiết đối với các cơ quan nhà nước.
C. Pháp luật cần thiết đối với mọi công dân.
D. Pháp luật chỉ cần thiết để trừng trị những hành vi vi phạm.
-
Giải bài 7 trang 82 SBT GDCD 8
Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn quản lí được xã hội.
B. Không có pháp luật, Nhà nước có thể quản lí được xã hội những kém hơn.
C. Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, trật tự an ninh không được bảo đảm.
D. Không có pháp luật vẫn có thể giữ được trật tự, an toàn xã hội.
-
Giải bài 8 trang 82 SBT GDCD 8
Những ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành.
B. Pháp luật do Nhà nước và các tổ chức xã hội ban hành.
C. Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành pháp luật.
D. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành pháp luật.
E. Tất cả cán bộ, công chức nhà nước ở Trung ương đều có quyền ban hành pháp luật.
-
Giải bài 9 trang 83 SBT GDCD 8
Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản pháp luật?
A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
B. Điều lệ công ty
C. Nội quy nhà trường
D. Bộ luật Hình sự
E. Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng
G. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
H. Nội quy cơ quan
I. Luật Giáo dục
-
Giải bài 10 trang 83 SBT GDCD 8
Sau mỗi buổi học, người ta thấy học sinh của trường trung học cơ sở X cứ đi xe đạp hàng ba, hàng bốn trên đường phố từ trường về các ngả đường. Đã thế, nhiều bạn học sinh còn phóng xe vượt cả đèn đỏ ở các ngã tư giao thông. Thấy vậy, một số bạn cho rằng: “Đi xe đạp như vậy là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ”. Một số bạn khác lại cho rằng : “Đường phố vắng người thì dàn xe đi hàng ba, hàng bốn có sao đâu. Không phải bao giờ pháp luật cũng bắt buộc mình đi đúng làn đường quy định, phải có ngoại lệ chứ”.
Câu hỏi?
Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
-
Giải bài 11 trang 83 SBT GDCD 8
Hoa hỏi Hường:
- Hình như pháp luật chỉ bắt buộc đối với người dân bình thường, không bắt buộc đối với những cán bộ có chức quyền cao trong cơ quan nhà nước, phải không ?
Hường:
- Theo tớ, pháp luật bắt buộc đối với mọi người, nhưng chỉ bắt buộc trong trường hợp vi phạm thôi.
Hoa: ???
Câu hỏi:
Em có thể nói gì qua ý kiến của Hoa và Hường?
-
Giải bài 12 trang 84 SBT GDCD 8
Trong cuộc sống, em thấy mình và gia đình mình có cần đến pháp luật không? Nêu ví dụ về sự cần thiết của pháp luật đối với em và gia đình.