YOMEDIA
NONE

Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập.

Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. Bạn gặp khó khăn gì, hỏi gì, Hưng cũng sẵn sàng giúp đỡ, giúp bạn hiểu bài. Nhưng trong giờ kiểm tra, Hưng rất lấy làm khổ sở vì cứ luôn bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của Hưng. Cho bạn nhìn bài là vi phạm nội quy, nhỡ thầy cô mà bắt được thì nguy to cho cả hai. Nhưng nếu không cho nhìn bài thì bạn lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn.

Câu hỏi:

1/ Nỗi khổ của Hưng là gì? Ở lớp em, trường em có hiện tượng như vậy không? Nó tồn tại ở mức độ nào?

2/ Hãy nêu nhận xét của em về mục đích, động cơ học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác.

3/ Em hãy giúp Hưng cách ứng xử trong tình huống nêu trên.

4/ Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

    • Nhìn bài của bạn là hành vi sai trái, thiếu trung thực trong học tập, xuất phát từ mục đích, động cơ học tập không đúng đắn.
    • Muốn chấm dứt hiện tượng gian lận trong học tập, mỗi học sinh cần xác định mục đích học tập đúng đắn và chăm chỉ học tập.
      bởi hai trieu 13/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1. Nối khổ của Hưng là môi lần có bài kiểm tra là bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của mình. Và Hưng không biết nên phải làm như thế nào cho phải.

    Ở lớp em, vẫn có nhiều trương hợp diễn ra như bạn Hưng. Trong những trường hợp ở lớp thì cũng có bạn khéo léo cho bạn nhìn bài, nhưng cũng có bạn chỉ hướng dẫn cách làm để các bạn tự làm.

    2. Theo em thấy, mục đích học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác là không tốt, các bạn chỉ chạy đua với những điểm số mà không quan tâm đến việc mình sẽ nhận hậu quả gì khi hàng ngày chỉ xin chép bài của bạn. Đó là mục đích học tập không đúng đắn cần phải xem xét lại.

    3. Trong tình huống trên, Hưng nên dành chút thời gian để hướng dẫn các bạn cách làm xong để các bạn tự giải, không nên cho các bạn chép bài mình như vậy là không tốt mà cũng không nên bỏ mặc các bạn như vậy.

    4. Khi các bạn đòi chép bài thì người khó xử nhất đó chính là người được xin chép bài, do đó, để chấm dứt cảnh khó xử này, các bạn cần phải học bài và làm bài tốt hơn. Ngoài ra, trong các tiết kiểm tra, thầy cô nên làm chặt để các bạn không thể đòi chép bài của người khá

      bởi Mai Thanh Xuân 24/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nối khổ của Hưng là môi lần có bài kiểm tra là bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của mình. Và Hưng không biết nên phải làm như thế nào cho phải.

    Ở lớp em, vẫn có nhiều trương hợp diễn ra như bạn Hưng. Trong những trường hợp ở lớp thì cũng có bạn khéo léo cho bạn nhìn bài, nhưng cũng có bạn chỉ hướng dẫn cách làm để các bạn tự làm.

    2. Theo em thấy, mục đích học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác là không tốt, các bạn chỉ chạy đua với những điểm số mà không quan tâm đến việc mình sẽ nhận hậu quả gì khi hàng ngày chỉ xin chép bài của bạn. Đó là mục đích học tập không đúng đắn cần phải xem xét lại.

    3. Trong tình huống trên, Hưng nên dành chút thời gian để hướng dẫn các bạn cách làm xong để các bạn tự giải, không nên cho các bạn chép bài mình như vậy là không tốt mà cũng không nên bỏ mặc các bạn như vậy.

    4. Khi các bạn đòi chép bài thì người khó xử nhất đó chính là người được xin chép bài, do đó, để chấm dứt cảnh khó xử này, các bạn cần phải học bài và làm bài tốt hơn. Ngoài ra, trong các tiết kiểm tra, thầy cô nên làm chặt để các bạn không thể đòi chép bài của người khác.

      bởi -=.=- Gia Đạo 23/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF