YOMEDIA
NONE

So sánh 3 nhóm đất chính ở Việt Nam?

so sanh 3 nhom dat chinh o vn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • 1) Nhóm đất feralit:
    - Chiếm tỉ lệ: 65%
    - Đặc tính chung:chua nghèo mùn và nhiều sét; có màu đỏ hoặc vàng và dễ kết vón thành đá ong do có hợp chất của Al và Fe
    - Các loại đất:

    + Đá mẹ là đá vôi phân bố chủ yếu ở miền bắc
    + Đá mẹ là đá bazan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
    - Giá trị sử dụng: do có độ phì cao nên thích hợp trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới
    2) Đất mùn núi cao:
    - Chiếm tỉ lệ: 11%
    - Đặc tính chung: tơi xốp, nhiều mùn, có màu đen, nâu
    - Các loại đất :

    + Mùn thô

    + Mùn than bùn trên núi
    - Phân bố: vùng núi cao trên 2000m
    - Giá trị sử dụng: phát triển lâm nghiệp
    3) Đất phù sa:
    - Chiếm tỉ lệ: 24%
    - Đặc tính chung: tơi xốp, ít chua, giàu mùn
    - Các loại đất:

    + Phù sa ven sông
    + Phù sa ven biển
    - Phân bố: chủ yếu tập trung ở các đồng bằng châu thổ và các đồng bằng nhỏ khác
    - Giá trị sử dụng: chủ yếu trồng lúa nước, ngoài ra còn trồng nhiều loại cây ăn quả, hoa màu.

    Học Tốt nha bạn :)

      bởi Lê Huệ Phương 09/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nhóm đất

    Đặc tính

    Phân bố

    Giá trị sử dụng

    Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên)

    - Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

    - Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

    Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...).

    Trồng cây công nghiệp.

    Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên

    xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu

    Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

    Trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

    Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên)

    Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,...

    ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ...).

    Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,.



     

      bởi Đinh Trí Dũng 26/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF