YOMEDIA
NONE

Chứng minh rằng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?

Chứng minh rằng biển VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Trình bày tài nguyên và vấn đề biển nước ta hiện nay? Liên hệ bản thân

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Chứng minh rằng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ?

    Biển Việt nam là vùng biển nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình thấy rõ khi mà mỗi đợt gió mùa tràn về gió trên biển lại mạnh lên nhanh chóng mạnh hơn so với đất liền.Các dòng biển cũng là yếu tố nói lên điều này vào mùa hè thường có những dòng biển nóng chạy theo hứong tây nam vì lúc này hứong gió thịnh hành trên biển là hướng tây nam và mùa đông thì dòng biển lạnh chạy theo hướng đông bắc.Về mùa đông thì do có gió và dòng biển nên khí hậu ấm hơn đất liền.Còn mùa hè thì do gió biển và không chịu tác động của áp thấp nóng phía tây nên khí hậu mát hơn đất liền.

    Về nhiệt: biển nóng quanh năm với nhiệt độ tb của nước biển tầng mặt là 23oC. Biên độ nhiệt năm nhỏ
    Lượng mưa: ít hơn trên đất liền tb từ 1100 đến 1500 mm/năm

    Trình bày tài nguyên và vấn đề biển nước ta hiện nay ?

    - Tài nguyên biển:

    + Tài nguyên sinh vật:

    Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

    Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

    Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

    Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

    + Tài nguyên phi sinh vật:

    Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

    Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

    + Tài nguyên giao thông vận tải:

    Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

    Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

    + Tài nguyên du lịch:

    Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

    Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

    Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

    Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

    Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.

    - Vấn đề biển nước ta hiện nay:

    Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý (cá thu,...) đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏò.
    Nêu một số nguyên nhân dần tới sự giám sút tài nguyên và ô nhiễm mói trường biển - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì ?
    ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta bị giảm sút, nhất là ở các cảng biển và các vùng cửa sông. Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.
    Liên hệ bản thân:

    Các biện pháp bảo vệ tài nguyên biển và khắc phục các vấn đề biển nước ta hiện nay:

    - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
    - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
    - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
    - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
    - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

      bởi Phạm Y Nữ 25/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF