YOMEDIA
NONE

Nêu hệ quả của sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

Câu 1 :

a . vẽ hình 4 vị trí của trái đất trên quĩ đạo trong các ngày 21/3 , 23/9 , 22/12 , 22/6 . từ đó hãy giải thích sự hình thành các mùa trên trái đất .

b . nêu hệ quả của sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời .

Câu 2 : nêu các cách phân loại núi .

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1b)

    I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
    Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
    + Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
    + Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
    + Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

    II. Các mùa trong năm
    – Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
    – Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
    – Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
    – Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

    + Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
    – Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
    – Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
    – Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
    – Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
    + Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
    – Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
    – Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
    – Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
    – Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

    III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
    1. Theo mùa
    + Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
    + Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
    + Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
    + Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

    2. Theo vĩ độ
    – Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
    – Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
    – Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
    – Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

      bởi Nguyễn Phương Anh 03/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF