YOMEDIA
NONE

Khoáng sản là gì?

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 6 HỌC KÌ 2

Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng? Quá trình hình thành mỏ nội sing và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?

Câu 2: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu? Dựa vào đâu có sự phân ra: các khói khí nóng lạnh, các khối khí đại dương, lục địa? Khi nào khối khí bị biến tính?

Câu 3: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa? Tại sao không khí không nóng nhất vào lúc 12 giờ mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ? Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào??????

Câu 4: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp? Nguyên nhân nào đã sinh ra gió? Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên trái đất và các loại gió: Tín Phong, gió Tây ôn đới.

Câu 5: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào? Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa...

Câu 6: Nước ta nằm trong hku vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Câu 7: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?

Câu 8 : Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?

    Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích trong vỏ Trái Đất được con người khai thác để sử dụng.

    Những nơi có sự tập trung khoáng sản tới mức có thể khai thác mới được gọi là mỏ khoáng sản.

    Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?

    Theo công dụng, các khoáng sản được phân làm 3 loại:

    - Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.

    - Khoáng sản kim loại gồm 2 loại:

    + Kim loại đen như: sắt, mangan, titan, crôm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép...

    + Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.

    - Khoáng sản phi kim loại như: muối mỏ, apatit, thạch anh, đá vôi, cát, sỏi, ... dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.

    Quá trình hình thành mỏ nội sing và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?

    - Mỏ nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành trong quá trình phun trào mác ma (núi lửa), hoặc do mác ma được đẩy lên gần bề mặt đất. Vì thế, chúng thường ở những nơi có đá mác ma lộ ra ngoài mặt đất hoặc ở gần mặt đất.

    - Mỏ ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do sự lắng đọng vật chất ở những chỗ trũng hoặc do phong hoá đá xảy ra trong thời gian dài ở trên bề mặt đất. Vì vậy, chúng có quan hệ nhiều với loại đá trầm tích và thường có trong các lớp đá trầm tích.

    Câu 2: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?

    Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

    Tầng đổi lưu ở gần mặt đất nhất Không khí trong tầng này luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, đã sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp... Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,6°c khi lên cao 100m.

    Dựa vào đâu có sự phân ra: các khói khí nóng lạnh, các khối khí đại dương, lục địa?

    Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra các khối khí nóng và lạnh.

    Còn dựa vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay lục địa, người ta chia ra khối khí đại dương hoặc lục địa.

    Khi nào khối khí bị biến tính?

    Khối khí bị biến tính sau một thời gian di chuyển và chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm ở địa phương chúng đi qua. Ví dụ: khối khí lạnh Bắc Á tràn xuống miền Bắc Việt Nam sau một thời gian chịu ảnh hưởng của mặt đệm ở vĩ độ thấp, nên nó dần dần nóng lên. Như vậy khối khí này đã bị biến tính.

    Câu 3: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

    Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài. Nói khác đi, khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.

    Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

    Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

    Tại sao không khí không nóng nhất vào lúc 12 giờ mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

    Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:

    Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả năng lượng của bề mặt đất (bức xạ mặt đất). Lúc 12 giờ trưa tuy bức xạ mặt trời lớn nhất, nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế lúc không khí nóng nhất là 13 giờ.

    Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào??????

    Để tính nhiệt độ trung bình tháng người ta cộng trị số của nhiệt độ các ngày trong tháng rồi chia cho sổ ngày trong tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình tháng

    Để tính nhiệt độ trung bình năm, người ta cộng trị số trung bình của nhiệt độ các tháng trong năm rồi chia cho 12 tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình năm.

    Câu 4: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?

    Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

    Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?

    Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

    Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên trái đất và các loại gió: Tín Phong, gió Tây ôn đới.

    a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

    - Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

    - Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N)

    - Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

    - Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

    b) - Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

    - Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

    Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

    Câu 5: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?

    Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Tuy vậy sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hoà hơi nước.

    Ví dụ:

    - Nhiệt độ 0°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 2g/m3.

    - Nhiệt độ 30°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 30g/m3.

    Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa...

    Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.

    Câu 6: Nước ta nằm trong hku vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

    Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001-2000mm.

    Câu 7: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?

    - Các chí tuyến là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới.

    - Các vòng cực là ranh giới của các vành đai ôn đới và hàn đới.

    Câu 8 : Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?

    Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời và số giờ chiếu sáng trong ngày chênh lệch nhau nhiều giữa các tháng trong năm, do đó các mùa thể hiện rõ rệt.

    Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên. Lượng mưa từ 500 - 1000 mm/năm.

      bởi Trần Phương 25/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Khoáng sản là những khoàng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng

    Dựa vào công dụng, khoáng sản được chia làm 3 loại :

    -Khoàng sản năng lượng (nhiên liệu)

    -Khoáng sản kim loại: kim loại màu và kim loại đen

    -Khoáng sản phi kim loại

      bởi Luật Luật 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .

    - Khoáng sản gồm 3 loại:

    + Khoáng sản năng lượng: than bùn, dầu mỏ,...

    + Khoáng sản kim loại: đồng, chì, thiếc,...

    + Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, cát, đất sét,..

    Câu 2:

    Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
    a) Tầng đối lưu
    Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
    Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
    b) Tầng bình lưu
    Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
    c) Tầng giữa
    Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
    d) Tầng ion (tầng nhiệt)
    Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
    e) Tầng ngoài
    Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.

      bởi Ngọc Hoàn Lưu 27/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON