YOMEDIA
NONE

Thiếu chất đạm trong trẻ em bị bệnh gì?

Ai biết đề ôn thi học kì 2 môn công nghệ cho em xin ạ

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • 1) Nêu nguồn cung cấp chất đạm? Chức năng dinh dưỡng của chất đạm

    2) Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn làm mấy nhóm?

    3) Thiếu chất đạm trong trẻ em bị bệnh gì? Biểu hiện của bệnh

    4) Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

    -Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà

    5) Tìm điểm khác nhau giữa món luộc và nấu?

    6) Theo em bữa ăn sáng có quan trọng không? Vì sao?

    7) Vai trò của nước đối với đời sống con người

    8) Thế nào là bữa ăn hợp lí?

      bởi Trương Quốc Đại 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển.

    Tình trạng này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em: Theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1-4 tuổi bị tử vong mà 57 % là do suy dinh dưỡng Protein năng lượng ( 43% còn lại là do nhiễm trùng mà chủ yếu là tiêu chảy), nghĩa là cứ mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị tử vong do suy dinh dưỡng.

    Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỷ lệ tử vong.

    Suy dinh dưỡng làm trẻ kém phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại của suy dinh dưỡng càng nặng nếu bệnh xuất hiện lúc cơ qua chưa trưởng thành, trước 6 tuổi đối với não và trước 20 tuổi đối với chiều cao. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất. Trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và ở tuổi < 12 tháng, chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện trước 20 tuổi và kéo dài triền miên trong nhiều tháng, nhiều năm.

    2. Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng

     

    Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển về thể lực và trí tuệ: Trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém. Hậu quả của suy dinh dưỡng thường không thể khắc phục được, với trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động thể lực, trí lực cũng như một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành. Nếu bệnh không được phát hiện và có những biện pháp kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường như:

    • Về thể chất

    Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương, hạn chế chiều cao của trẻ.

    Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi có nguy cơ cao bị tấn công liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần bởi các bệnh nhiễm khuẩn, thậm chí có khả năng tử vong bởi các căn bệnh nghiêm trọng như tiêu chảy, viêm phổi, sởi.

    Những người trưởng thành từng bị thấp còi khi còn nhỏ thường có xu hướng mắc các bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và béo phì.

    • Về tinh thần

    Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có xu hướng thay đổi các hành vi tình cảm xã hội như tỏ ra thờ ơ, hay quấy khóc, không hứng thú với các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống.

    Điều này không chỉ làm hạn chế sự tương tác của trẻ với mọi người và thế giới xung quanh mà còn khiến trẻ mất đi khả năng học hỏi.

    Theo UNICEF, tình trạng chậm phát triển trí lực do suy dinh dưỡng giai đoạn đầu đời khiến trẻ phải đi học muộn hơn, thua sút 70% về điểm số, giảm 22-45% khả năng học tập suốt đời.

    Ảnh hưởng suy dinh dưỡng thấp còi

    Suy dinh dưỡng là hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng

     

    • Những hệ lụy lâu dài

    Sự phát triển về nhận thức bị cản trở, tầm vóc kém phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động sau này của trẻ.

    Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, cứ 1% chiều cao giảm đi sẽ tương ứng với 1,4% năng suất của cá nhân đó, và những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi khi trưởng thành có thu nhập ít hơn 20% so với những người không bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ.

    Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề. Gần đây, có nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người. Hậu quả của suy dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ đã từng bị suy dinh dưỡng trong thời kỳ còn là trẻ nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn lên sẽ trở thành bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Khi này, bà mẹ suy dinh dưỡng thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp. Hầu hết những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp sẽ bị suy dinh dưỡng ( nhẹ cân hoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường.

    3. Phòng tránh suy dinh dưỡng

     

    Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà suy dinh dưỡng gây ra mà việc phòng chống có ý nghĩa quan trọng. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng gồm:

    • Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai và cho con bú. Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau sinh. Thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ăn uống đủ cả về lượng và chất trong thời kỳ mang thai.
    • Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài đến 18-24 tháng, ít nhất là 12 tháng. Cho trẻ bú theo nhu cầu, không nên cứng nhắc theo giờ giấc.
    • Thực hiện ăn bổ sung ( ăn dặm, ăn sam) hợp lý.
    • Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh.
    • Chăm sóc vệ sinh và phòng chống nhiễm giun
    • Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình, theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
      bởi Quy Hoang Nam Tran 07/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF