YOMEDIA
NONE

Âm mưu đồng hóa nước ta của người Hán là gì?

Âm mưu đồng hóa nước ta của người Hán là gì
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (6)

  • Mở trường dạy chữ Hán ở khắp quận huyện

    Bắt nhân dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán, ...

      bởi Nguyễn Trung Nguyên 18/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • - bắt dân ta học tiếng hán, học theo phong tục của người hán

    -săt nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

    - đưa người hán sang nước ta ở

    kết luận:đây là chính sach thâm hiểm nhất vì chính sách này nhằm biến nước ta thành một quận của TQ,biến dân ta thành dân Hán và xóa bỏ  hoàn toàn nước ta

      bởi Kokoya Kute 19/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • là : biến nước ta thành 1 phần lãnh thổ của Trung Quốc

      bởi Lưu Hải Bình 19/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mở trường học dạy chữ hán,bắt nhân dân ta theo phong tục của hán

      bởi Nhát chém lưỡi địa 20/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đồng hóa dân tộc

    biến daan ta thành dân hán, biến nước ta thành một quận của tq, xóa bỏ hoàn toàn nước ta

     

      bởi Kokoya Kute 22/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chính sách đồng hóa và di dân đối với [[]người Việt] ,phương Nam được các triều đại phong kiến Trung Quốc thực hiện từ khá sớm. Trung Quốc tự cho mình là nước lớn, coi các tộc người khác xung quanh là những tộc thấp kém, cần phải "giáo hóa" và gọi họ bằng những tên miệt thị như Man, Di, Nhung, Địch. Do tư tưởng tự tôn này, các triều đình Trung Quốc mang quân bành trướng, thôn tính các nước và tộc người xung quanh[1].

    Nhà Tần sau khi thống nhất Trung Quốc đã tiến hành mở rộng đất đai. Năm 218 TCNTần Thủy Hoàng sai Đồ Thư và Sử Lộc mang 50 vạn quân xuống chinh phục phía nam. Tới năm 214 TCN, nhà Tần lại sai Triệu Đà mang 50 vạn dân xuống ở những vùng đất mới đánh chiếm được, ở chung và bắt đầu đồng hóa người Việt. Đó được xem là cuộc đồng hóa chính thức có quy mô đầu tiên của một triều đại phong kiến Trung Quốc đối với người Việt phương nam[2].

    Nhà Tần mất, Triệu Đà cát cứ ở nước Nam Việt thực hiện chính sách dung hòa Việt và người Hoa. Bản thân Triệu Đà để lấy lòng người bản địa cũng sống theo tục người Việt (tóc búi tó, ngồi xổm).

    Sang thời Hán, việc thôn tính đất đai, mở rộng bờ cõi và đồng hóa trở thành một chủ trương lớn[2]. Để thực hiện việc đồng hóa triệt để, các vua nhà Hán chủ trương không chỉ di dân phương Bắc xuống phương nam mà còn truyền bá tư tưởng văn hóa phương bắc cho người Việt bản xứ.

    Tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Hoa chính là tư tưởng Nho giáo của Khổng TửChữ Hán được dạy cho người Việt và trở thành công cụ để đồng hóa[3]. Những người tích cực thực hiện chủ trương này là Tích QuangNhâm Diên từ đầu thế kỷ 1.

    Sau khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng (43), di binh người Hoa ở lại Giao Chỉ làm ăn lập nghiệp khá nhiều. Những người này được gọi là "Mã lưu"[4].

    Chính sách đồng hóa của nhà Hán dẫn tới những cuộc di dân lớn của người Hoa khi đó. Tại Giao Chỉ, người Hoa ngày càng đông. Chính quyền các châu quận nhà Hán cho người Hoa "ở lẫn với người Việt", "lấy vợ người Việt" để dần dần xóa huyết tộc người Việt. Việc di cư của người Hoa xuống ở với người Việt diễn ra suốt thời Bắc thuộc, ngày càng trở thành trào lưu lớn[5].

    Vùng Giao Chỉ xa xôi vẫn được dùng làm nơi đày ải những người Hoa phạm tội, trong đó có cả các sĩ phu như Âm Dật, Âm Xưởng đời Đông Hán, Cố Đàm, Cố Thừa, Trương Hưu, Trần Tuân, Ngu Phiên nước Đông Ngô thời Tam Quốc[6].

    Một số khác là những quan lại người Hoa sang trấn trị nhưng cùng gia đình ở lại sau khi hết thời hạn. Trong số này có nhiều sĩ tộc ở Trung Nguyên, cùng với một số nhà truyền giáo.

    Người Hán di cư sang Giao châu trong suốt thời Bắc thuộc, ban đầu do chính sách đồng hóa của chính quyền trung ương, về sau việc đó trở thành một trào lưu[5]. Trong số người di cư, có những người Hoa di cư không do yêu cầu của chính quyền mà xuất phát từ hoàn cảnh trong những thời loạn lạc hoặc những biến động trong triều đình trung ương do tranh chấp quyền lực, như Bùi Trung, Hứa Tĩnh thời Tam Quốc. Những nhân vật đóng vai trò lãnh đạo trên lãnh thổ Việt Nam thời Bắc thuộc như Sĩ NhiếpLý Bí là tiêu biểu cho thế hệ sau nhiều đời của những người chạy loạn. Tương tự, theo các nguồn tài liệu thần phả thì là các nhân vật Nguyễn KhoanNguyễn Thủ TiệpNguyễn Siêu cũng là thế hệ sau của Lã Tiệp người phương Bắc sang làm quan ở Vũ Ninh. Các thời kỳ loạn lạc có đông sĩ phu người Hoa xuống phương nam ở với người Việt như thời nhà Tân, thời Tam QuốcNgũ Hồ thập lục quốcNgũ đại Thập quốc. Trong số những người chạy loạn có những nhân vật khá nổi tiếng như nhà khoa học Cát Hồng sang làm quan lệnh ở huyện Câu Lậu[7].

    Sau 500 năm độc lập, đầu thế kỷ 15 nước Đại Việt lại bị nhà Minh xâm lược và chiếm đóng. Nhà Minh tiếp tục chính sách đồng hóa như các triều đại chiếm đóng trước đây tiêu diệt dân tộc và văn hóa Đại Việt, với ý định tiếp tục biến thành quận huyện cai trị lâu dài, với việc thực hiện giết hại dân bản địa và thiến hoạn nhiều nam thanh niên gốc Việt[8]. Trường học được mở nhưng nhà Minh không tổ chức cho người Giao Chỉ thi mà chỉ để lựa chọn các nho sinh có học vấn để sung vào lệ tuyển cống cho triều đình hằng năm. Những người hợp tác với quân Minh được đưa sang Trung Quốc để học hành một thời gian rồi đưa về phục vụ trong bộ máy cai trị tại Giao Chỉ[9].

    Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

    Việc bành trướng và thực hiện đồng hóa phương Nam của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời gian đầu sở dĩ thực hiện được vì 2 lý do[10]:

    • Nhà Hán tổ chức những lực lượng quân sự to lớn, trong khi đó cơ cấu chính trị - xã hội của người Việt và các cư dân phi Hán tộc ở phía nam còn mang nặng kết cấu "vùng bộ lạc" với chế độ thủ lĩnh địa phương. Trên nền tảng văn minh lúa nước, kết cấu xóm làng đến vùng bộ lạc (với cái tên mới thời Bắc thuộc là huyện) vẫn mang nặng tính tự trị, làm chậm quá trình phát triển của kết cấu dân tộc - quốc gia. Nước Văn LangÂu Lạc cũng như các nước Việt phía bắc như Mân Việt, Đông Việt và cả Nam Việt chưa hoàn toàn thoát khỏi mô hình liên minh các vùng bộ lạc để hình thành vững chắc mô hình chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
    • Sự chia rẽ trong nội bộ Việt tộc, như nhận xét của sử gia Tư Mã Thiên: "Âu Lạc tương công, Nam Việt động giao", nghĩa là Âu Lạc đánh lẫn nhau, Nam Việt rung động. Nhiều thủ lĩnh người Việt bị mua chuộc và cộng tác với triều đình phương Bắc, ngay từ thời Tần như Sử Lộc, qua thời Triệu tới thời Hán, như Hoàng Đồng.
      bởi -=.=- Gia Đạo 24/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF