Hoạt động trang 105 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức
Nghiên cứu phản ứng nitro hoá benzene
Phản ứng nitro hoá benzene được thực hiện như sau:
- Cho con từ vào bình cầu dung tích 250 mL, thêm khoảng 30 mL H2SO4 đặc, làm lạnh trong chậu nước đá rồi thêm từ từ vào khoảng 30 mL HNO3, sau đó thêm tiếp khoảng 10 mL benzene và lắp sinh hàn hồi lưu. Đun cách thuỷ hỗn hợp phản ứng trên bếp từ đến 80 °C trong khoảng 60 phút (Hình 17.2).
- Để nguội rồi cho hỗn hợp vào phễu chiết, quan sát thấy chất lỏng tách thành hai lớp, lớp trên là sản phẩm phản ứng, lớp dưới là dung dịch hỗn hợp hai acid.
- Chiết lấy lớp chất lỏng phía trên, thêm khoảng 100 mL nước lạnh vào phễu chiết để rửa acid, thu được chất lỏng màu vàng, nặng hơn nước và nằm ở phần dưới của phễu chiết.
Hãy cho biết chất lỏng màu vàng là chất gì và giải thích.
Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động trang 105
Phương pháp giải
HS nghiên cứu phản ứng và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết
- Benzene được nitro hoá bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc (đun nóng nhẹ) tạo ra chất lỏng màu vàng, sánh như dầu là nitrobenzene.
- Phương trình hoá học minh hoạ:
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
-
Khẳng định nào sau đây về benzene không chính xác?
bởi Lan Anh 12/06/2023
A. Benzene là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước
B. Benzene không tham gia phản ứng cộng với bromine nhưng lại có phản ứng cộng với hydrogen
C. Công thức cấu tạo của benzene có chứa 1 vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
D. Benzene là chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước, nặng hơn nước
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 102 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 104 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 105 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 106 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 3 trang 106 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 4 trang 106 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 107 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 5 trang 107 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT