Hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết nối tri thức Chủ đề 4 Bài 6 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh môn GDKT & PL lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 36 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Nhà chị P có 2 sào vườn chuyên trồng rau và cây ăn quả, chị có ý định kết hợp trồng trọt với chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng phế, phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi; chất thải chăn nuôi lại trở thành phân bón hữu cơ cho cây trồng góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị sản xuất. Chị được một người thân gợi ý cho một số phương án:
- Kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi lợn.
- Kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi lợn và ngan.
- Kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi gà.
Với một số vốn rất ít ỏi, chị đang băn khoăn, chưa biết nên chọn phương án nào cho phù hợp.
Câu hỏi: Theo em, chị P nên chọn phương án nào cho phù hợp? Vì sao?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 37 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em có nhận xét gì về ý tưởng kinh doanh của chị D?
Câu chuyện. Chị D là sinh viên đang học ngành Công nghệ sinh học. Nhà chị có một cái sân nhỏ sau nhà. Năm học thứ ba, thấy nhiều bạn sinh viên trong trường thích chơi cây cảnh mini nhưng khu vực quanh trường chưa có ai kinh doanh mặt hàng này, chị liền nảy sinh ý tưởng kinh doanh.
Chị suy nghĩ và xây dựng ý tưởng kinh doanh cây cảnh mini: tận dụng mảnh sân của gia đình và phát huy những kiến thức, kĩ năng đã học về cấy, ghép cây cảnh mini như sen đá, xương rồng, lưỡi hổ, dương xỉ,... Chị cũng có thể nhờ thầy cô hướng dẫn cách lai ghép thành những giống cây mới lạ, trồng vào những chiếc cốc, chậu nhỏ xinh xắn, kết hợp với các phụ kiện tiểu cảnh, làm thành những chậu cây độc đáo để các bạn sinh viên có thể mua về trang trí bàn học, tủ sách hay làm quà tặng cho bạn bè. Với những bạn muốn mua những chậu nhỏ, đất, cây giống, hạt giống, viên đá cuội trang trí,... để tự tay trồng, chăm bón, sắp xếp chậu cây theo ý thích, chị sẽ tiếp tục bổ sung các mặt hàng này để đáp ứng. Chị thấy vui vì ý tưởng kinh doanh này tuy chỉ là mô hình nhỏ lẻ nhưng có thể mang lại những khoản thu nhập cho bản thân và mang niềm vui, tình yêu cây cỏ đến với các bạn sinh viên.
-
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 37 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh giúp chị D xác định những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 38 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Ý tưởng kinh doanh của chị D, anh C bắt nguồn từ những lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài nào?
Trường hợp. Anh C là chuyên viên phòng kinh doanh của một công ty văn phòng phẩm. Gần nhà anh mới khánh thành trường phổ thông liên cấp. Anh C liền có ý tưởng sẽ mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại nhà.
-
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 38 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, ý tưởng kinh doanh còn có thể nảy sinh từ những nguồn nào khác?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, có những điều kiện thuận lợi nào đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D?
Câu truyện. Sau khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, chị D xác định đây là cơ hội kinh doanh vì hoạt động kinh doanh này có tính bền vững; đáp ứng nhu cầu lành mạnh và ngày càng lớn của sinh viên; có thể duy trì lâu dài vi dựa trên nguồn lực sẵn có và năng lực chuyên môn của bản thân; có thể mang lại lợi nhuận và đây cũng là thời điểm chị có đủ điều kiện về vốn, kinh nghiệm để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên, chị cũng cần trọng đánh giá cơ hội này trên cơ sở xem xét điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh này để đưa ra quyết định kinh doanh.
-
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Dựa trên các tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chị D trong việc thực hiện cơ hội kinh doanh cây cảnh mini, em hãy đánh giá đây có phải là cơ hội tốt không? Vì sao?
-
Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Việc xác định, đánh giá đó có vai trò thế nào đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Ông H đã thể hiện những năng lực nào trong kinh doanh?
Trường hợp. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông H làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh doanh ô tô. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.
-
Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào khác? Vì sao?
-
Giải Câu hỏi 3 mục 3 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Dựa trên những năng lực cần thiết của người kinh doanh vừa phân tích, em hãy tự nhận xét năng lực kinh doanh của bản thân.
-
Luyện tập 1 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh tốt là đáp ứng được nhu cầu thị trường.
b. Ý tưởng kinh doanh tốt là phải mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
c. Cơ hội kinh doanh là do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang đến.
d. Mọi cơ hội kinh doanh đều là những điều kiện thuận lợi nên cần nắm bắt và thực hiện ngay.
-
Luyện tập 2 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy thực hành xây dựng một ý tưởng kinh doanh trong một hội chợ giả định do chi đoàn lớp em tổ chức và phân tích với thầy cô và các bạn ý tưởng kinh doanh đó.
-
Luyện tập 3 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy cho biết những việc làm sau đây có đóng góp hay ảnh hưởng thế nào đến kết quả kinh doanh.
a. Có ý tưởng kinh doanh cà phê, anh K xây dựng ý tưởng bằng cách xác định đối tượng khách hàng của mình là các bạn sinh viên; lựa chọn thuê địa điểm ở gần trường đại học; trang trí quán theo phong cách phù hợp với sở thích của các bạn trẻ; xác định phương thức kinh doanh mới mẻ hơn, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng; kết hợp bán trực tiếp với bán qua mạng xã hội...
b. Gia đình bác T mới chuyển lên thành phố sinh sống. Quan sát thấy hai quán cơm bình dân ở gần nhà có nhiều thực khách, bác quyết định mở quán cơm để kinh doanh mà không cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh vì cho rằng đây là cơ hội tốt giúp có thêm th nhập và phù hợp với sở trường nấu nướng của bản thân.
-
Luyện tập 4 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em có nhận xét gì về năng lực kinh doanh của các chủ thể kinh doanh dưới đây?
a. Có ý định tổ chức kinh doanh ở gần cổng trường trung học phổ thông, chị V đi tham quan, tìm hiểu một vài cửa hàng kinh doanh gần đó và quyết định sẽ áp dụng đúng mô hình kinh doanh bánh ngọt của nhà bác T mà không cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh riêng cho mình.
b. Bà C có ý định mở cửa hàng kinh doanh tại nhà từ lâu nhưng vẫn chần chừ chưa tiến hành vi lo ngại việc kinh doanh không hiệu quả sẽ bị thua lỗ.
-
Vận dụng trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy sưu tầm và viết bài giới thiệu về một tấm gương doanh nhân thành đạt nhờ có năng lực kinh doanh.