Hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 4 Bài 6 Ý tưởng và cơ hội kinh doanh môn GDKT & PL lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 43 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh qua các hình ảnh sau?
-
Giải Câu hỏi mục 1 trang 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại lợi ích gì cho họ?
- Theo em, các chủ thể sản xuất muốn cạnh tranh được trên thị trường cần có ý tưởng như thế nào? Em hiểu thế nào là ý tưởng kinh doanh?
-
Giải Câu hỏi mục 2 trang 45 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong hai trường hợp trên.
- Cho biết những điều kiện cần thiết để dẫn đến một cơ hội kinh doanh. Em hiểu thế nào là cơ hội kinh doanh?
-
Giải Câu hỏi mục 3 trang 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Câu hỏi:
- Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đã đem đến những kết quả gì cho anh H? Nếu anh H không xây dựng ý tưởng kinh doanh thì điều gì sẽ đến với doanh nghiệp của anh?
- Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp của chị A. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích gì cho chị A và xã hội?
-
Giải Câu hỏi mục 4 trang 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Câu hỏi:
- Em hãy nêu giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh của mình.
- Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể kinh tế?
-
Giải Câu hỏi mục 5 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi:
- Nguồn nào giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C?
- Em còn biết các nguồn nào khác tạo ra ý tưởng kinh doanh?
-
Luyện tập 1 trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
b. Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
c. Ý tưởng kinh doanh chỉ cần thiết lúc hình thành doanh nghiệp, còn khi doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định thì chỉ cần duy trì các hoạt động kinh doanh.
d. Cơ hội kinh doanh luôn có trên thị trường, không phải cơ hội nào cũng mang tính khả thi.
e. Xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.
-
Luyện tập 2 trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy nhận xét về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế sau:
Trường hợp. Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ống hút nhựa bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vì đây là công việc khá mới mẻ với người dân địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.
-
Luyện tập 3 trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau:
Trường hợp. Công ty A có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Để xác định, đánh giá được cơ hội kinh doanh, công ty đã giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty xây dựng được những ý tưởng có tính vượt trội, tạo ra lợi thế cho kinh doanh. Công ty A còn yêu cầu nhân viên nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhằm học hỏi những ý tưởng độc đáo. Nhờ có những định hướng đúng đắn, cụ thể, cách thức tổ chức, quản lí chặt chẽ, có hệ thống,... Công ty A đã thành công với sản phẩm mới.
-
Luyện tập 4 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy phân tích ý tưởng kinh doanh trong trường hợp sau:
Trường hợp. Sự bùng nổ của Internet và kỉ nguyên số đã làm cho ngành Marketing dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số. Marketing trực tuyến giúp tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất và mở ra không ít cơ hội việc làm. Doanh nghiệp đã ứng dụng Marketing trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây được xem là giải pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đặc biệt, Marketing trực tuyến còn giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình trên toàn cầu. Điều này cho phép các doanh nghiệp nhỏ tìm đối tượng mới cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Từ cơ hội trên, chị B đã lập kế hoạch phát triển công việc Marketing trực tuyến của mình từ việc lên ý tưởng, xây dựng chiến dịch Marketing trên các công cụ trực tuyến. Chị tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thực hiện chiến dịch tối ưu website, đăng tải bài viết lên các trang mạng xã hội, chạy quảng cáo,... nhằm tạo hiệu quả cao nhất. Chị B còn tổng hợp dữ liệu, làm báo cáo về hiệu quả, năng suất, ưu - nhược điểm của chiến dịch Marketing, rút kinh nghiệm từ các chiến dịch đã hoàn thành. Nhờ đó, chị được nhiều đối tác tín nhiệm và kí hợp đồng.
-
Luyện tập 5 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị P xin bố mẹ một khoản vốn đề kinh doanh mĩ phẩm trực tuyến. Biết lĩnh vực này sẽ có sức cạnh tranh lớn và có nhiều rủi ro nên chị đã cẩn trọng thực hiện từng bước. Đầu tiên, chị đánh giá, xác định được cơ hội kinh doanh và xây dựng, lên ý tưởng. Chị dành thời gian nghiên cứu thị trường, nguồn cung hàng hóa và xem xét điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội, thách thức khi tham gia lĩnh vực. Chị đã tiến hành ở quy mô nhỏ nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án, sau đó mới thực hiện mở rộng. Nhờ vậy, chị đã đạt được thành công trong dự án kinh doanh của mình.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét như thế nào về việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của chị P?
- Từ trường hợp của chị P, em rút ra bài học gì để xây dựng ý tưởng kinh doanh của bản thân?
-
Luyện tập 6 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy lên ý tưởng cho một dự án kinh doanh của bản thân và đánh giá sự thành công của ý tưởng đó.
-
Vận dụng trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy tìm hiểu về một cơ hội thị trường, từ đó xây dựng ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn.