YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 6: Lạm phát


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Bài 6: Lạm phát thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em hiểu và hình thành ý thức ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

 Lạm phát là hiện tượng kinh tế xảy ra khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục, sức mua của tiền tệ giảm sút.

1.1. Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

a. Khái niệm:

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

Đồng tiền bị mất giá là một biểu hiện rõ nhất của lạm phát

 

b. Phân loại: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:

- Lạm phát vừa phải (0% < tỉ lệ lạm phát < 10%): Giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.

- Lạm phát phi mã (10% ≤ tỉ lệ lạm phát < 1000%): Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.

- Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát ≥ 1 000%). Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.

1.2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

a. Nguyên nhân: Lạm phát xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết (ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,...) làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

- Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...) làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do cầu kéo).

- Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng) làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy).

 

b. Hậu quả: Lạm phát gây ra những hậu quả tiêu cực cả về kinh tế và xã hội:

- Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa (tốc độ tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ không đồng đều, việc tăng giá và tăng tiền lương không diễn ra đồng thời,...), từ đó làm thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.

- Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lý (có lợi cho người đi vay, gây thiệt hại cho người cho vay; làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu - nghèo,...).

1.3. Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

a. Vai trò của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:

- Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).

Những chính sách của nhà nước về tiền tệ là giảm pháp để kiểm soát lạm phát

Những chính sách của nhà nước về tiền tệ là giảm pháp để kiểm soát lạm phát

 

b. Trách nhiệm của công dân:

- Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

- Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

Bài tập minh họa

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:

(1) Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc;

(2) Phát hành 20.300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông;

(3) Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Câu hỏi: Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng lượng tiền mặt trong lưu thông?

 

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện (trong giai đoạn 2008 - 2009) đã làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

Luyện tập Bài 6 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được khái niệm lạm phát.

- Liệt kê được các loại hình lạm phát.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.

- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 6 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON