Nhằm giúp các em xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành và phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Bài 5: Thất nghiệp thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tập vui vẻ và đạt kết quả cao!
Tóm tắt lý thuyết
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt,... đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Để tồn tại trong môi trường đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá được các cơ hội kinh doanh. |
1.1. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Hơn 1 triệu người thất nghiệp trong quý I/2023
1.2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
- Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp: thất nghiệp được chia thành các loại sau:
+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.
+ Thất nghiệp cơ cấu: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.
+ Thất nghiệp chu kì: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.
- Theo đặc trưng của người thất nghiệp: thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ; thất nghiệp theo ngành nghề,…
- Theo tính chất thất nghiệp: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp thời vụ; thất nghiệp trá hình.....
1.3. Hậu quả của thất nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về mặt kinh tế, xã hội:
- Thất nghiệp làm người lao động không có thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn.
- Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.
- Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.
- Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.
1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp
- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thông qua việc:
+ Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…
+ Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…
+ Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động.
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc làm;
+ Thực hiện đúng và tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, chấp hành những chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp từ bảo hiểm xã hội
Bài tập minh họa
Em hãy đọc thông tin trong trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới.
Câu hỏi: Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Lời giải chi tiết:
- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, thông qua việc:
- Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…;
- Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…
- Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động,…
Luyện tập Bài 5 GDKT & PL 11 Cánh diều
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.
- Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
- Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
- Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 5 GDKT & PL 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 3 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
- B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
- C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
- D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
-
- A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
- B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
- C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
- D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
-
- A. Thất nghiệp tạm thời.
- B. Thất nghiệp cơ cấu.
- C. Thất nghiệp chu kì.
- D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 5 GDKT & PL 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 3 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 5 GDKT & PL 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!