Nội dung bài giảng Bài 5: Thị trường lao động và việc làm mà HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của thị trường lao động và thị trưởng việc làm đối với mỗi doanh nghiệp và người lao động. Với nội dung bài học cụ thể và rõ ràng, hi vọng các em sẽ nắm vững nội dung bài học và ôn tập kiến thức thật tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Lao động – việc làm là nhu cầu cơ bản của con người vì tạo ra của cải vật chất và sự phát triển toàn diện cho mỗi con người. Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, việc tạo ra hệ thống thông tin thị trường lao động và thị trưởng việc làm có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và người lao động. |
1.1. Lao động và thị trường lao động
a. Khái niệm lao động:
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.
- Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển.
- Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giảm sát của người sử dụng lao động.
b. Thị trường lao động:
- Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác.
- Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. Thị trường lao động có thể hoạt động hiệu quả khi các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.
1.2. Việc làm và thị trường việc làm
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống. Mỗi người có thể làm nhiều việc khác nhau: có việc làm chính thức (việc làm toàn thời gian) hay việc làm không chính thức (việc làm bán thời gian).
- Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hoá việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định. Thị trường việc làm kết nối cung – cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm, các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng,... để cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng, giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.
Định hướng phát triển lâu dài cho thị trường lao động
1.3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm
Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp người lao động tìm được chỗ làm phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người thích hợp, giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng cung – cầu lao động.
1.4. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường
- Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên 4 xu hướng: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm; Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; Xu hướng lao động "phi chính thức" gia tăng.
- Xu hướng tuyển dụng trên thị trường lao động luôn gắn liền với chiến lược, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước cùng với những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bởi vậy, để có được việc làm phù hợp, học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau dồi các kĩ năng, nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động, tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, định hướng nghề nghiệp.
Bài tập minh họa
Hãy tìm hiểu những thông tin về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường lao động hiện nay.
Lời giải chi tiết:
- Trong 5 năm tới, thị trường lao động ở Việt Nam có sự thay đổi về chất lượng, cơ cấu ngành nghề, sự kết hợp, lồng ghép nhau hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp, phù hợp cơ cấu công nghệ số.
- Theo dự báo, trong 5 năm tới sẽ có 6 nhóm ngành phát triển mạnh. Cụ thể là:
+ Thứ nhất, nhóm ngành công nghệ và kỹ thuật: cơ điện tử, tự động hóa, nhiệt, công nghệ kỹ thuật ô tô - tàu thủy), điện - điện tử, công nghệ hàn, công nghệ dệt - sợi - may; quản trị viên của các ngành kỹ thuật cùng các nhóm ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc (kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị - thiết kế nội thất...), công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ môi trường.
+ Thứ 2, nhóm ngành công nghệ thông tin, phát triển chuyên sâu khoa học máy tính: công nghệ thông tin - lập trình và phần mềm (bảo mật mạng, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh - hoạt hình) và trí tuệ nhân tạo.
+ Thứ ba, nhóm ngành quản trị kinh doanh - kinh doanh quốc tế - tài chính - ngân hàng kết hợp các chuyên ngành quản trị rủi ro, quản lý chất lượng - quản trị kỹ thuật và y tế, quản lý hệ thống thông tin, kế hoạch và dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội - kinh doanh, tư vấn tài chính, quản lý dự án khoa học môi trường - hàng không, logistic và chuỗi cung ứng, quản lý văn phòng cao cấp, truyền thông marketing - digital marketing, tài chính kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính doanh nghiệp.
+ Thứ 4, nhóm ngành về khoa học xã hội, du lịch - nhà hàng - khách sạn khách sạn - ẩm thực, sư phạm kỹ thuật và sư phạm giáo dục, luật, ngôn ngữ (Anh, Nhật, Trung, Hàn), quan hệ công chúng - tổ chức sự kiện, truyền thông đa phương tiện Đông phương học và tâm lý các chuyên ngành.
+ Thứ 5, nhóm ngành về chăm sóc sức khỏe: y, dược, điều dưỡng, nha (răng - hàm - mặt), các chuyên ngành quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, nghiên cứu gen và dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ và sức khỏe.
+ Cuối cùng là nhóm ngành công nghệ nông - lâm (khoa học cây trồng, chăn nuôi - thú y, lâm sinh, công nghệ sau thu hoạch), công nghệ thủy - hải sản (nuôi trồng, chế biến) và công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học - hóa (dược, sinh, mỹ phẩm, thực phẩm...).
Luyện tập Bài 5 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được các khái niệm: lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
- Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.
- Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
3.1. Trắc nghiệm Bài 5 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 3 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. lao động.
- B. làm việc.
- C. việc làm.
- D. khởi nghiệp.
-
- A. các phiên giao dịch việc làm.
- B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
- C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
- D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-
- A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
- B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
- C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
- D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 5 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 3 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 29 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 30 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 30 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 1a trang 30 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 4 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 4 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 4 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng 1 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng 2 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 5 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!