Luyện tập 1 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?
a. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.
b. Nhu cầu tuyển dụng lao động thường tăng lên vào dịp cuối năm.
c. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động.
d. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.
e. Để khích lệ người lao động làm việc hiệu quả, doanh nghiệp phải tăng cường các chế độ đãi ngộ đối với người lao động.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 1
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: người lao động làm bất cứ công việc nào mà tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm thì đều được coi là có việc làm.
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: sự biến động của kinh tế trong và ngoài nước; quy mô và tình hình sản xuất của doanh nghiệp… Ví dụ: cuối năm 2022 - đầu năm 2023, do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nên đã dẫn đến “làn sóng” sa thải, cắt giảm hàng loạt nhân sự.
- Ý kiến c. đồng tình, vì: việc chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động sẽ góp phần kết nối được người lao động với nhà tuyển dụng, giúp cho: người lao động tìm được chỗ làm phù hợp và người sử dụng lao động tìm được người thích hợp.
- Ý kiến d. Đồng tình, vì: người lao động làm bất cứ công việc nào mà tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm thì đều được coi là có việc làm.
- Ý kiến e. Đồng tình, vì:
+ Bên cạnh mức lương (tiền công), thì chế độ đãi ngộ là một trong những động lực giúp người lao động tích cực, hăng hái và nhiệt tình hơn trong công việc.
+ Việc đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lí, không chỉ giúp người lao động cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc; mà còn giúp cho doanh nghiệp: thu hút hoặc duy trì được nguồn lao động có chất lượng cao, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 2 mục 4 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 4 trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng 1 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng 2 trang 35 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT