Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng rõ ràng cùng bài tập minh họa cụ thể sẽ giúp các em hình thành kiến thức về vấn đề lạm phát hiện nay, đồng thời củng cố ý thức chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt lý thuyết
Lạm phát là một hiện tượng gắn với kinh tế thị trường, gây tác động nhiều mặt đối với nền kinh tế và xã hội. Khi lạm phát được kiểm soát và kiềm chế sẽ giúp phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Công dân ủng hộ những chủ trương, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát là góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. |
1.1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.
1.2. Các loại hình lạm phát
Dựa vào tỉ lệ lạm phát, có các loại hình lạm phát sau:
- Lạm phát vừa phải: dưới 10% (lạm phát 1 con số).
- Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1 000% (lạm phát 2 hay 3 con số).
- Siêu lạm phát: từ 1 000% trở lên (lạm phát từ 4 con số trở lên).
1.3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát
- Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.
- Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cả của một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng và kéo giá cả của hầu hết hàng hoá, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.
- Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.
1.4. Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội
- Đối với nền kinh tế: doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất – kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn lực sản xuất, thất nghiệp gia tăng.
- Đối với xã hội: thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn; phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên.
1.5. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát
- Chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh: giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường.
- Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: bảo đảm mức cung tiền tệ hợp lí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
- Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt: giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền trong lưu thông và giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
- Tăng cường chính sách an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ tiền thuê nhà, mua bảo hiểm cho công nhân, giúp gảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiềm chế lạm phát
Bài tập minh họa
Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau:
Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho sáu tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi".
Lời giải chi tiết:
Lạm phát tăng gây ra những hậu quả sau cho doanh nghiệp và người lao động:
- Cho doanh nghiệp: sản xuất đình trệ, thiếu nguyên liệu đầu vào, khó khăn trong việc chi trả, thanh toán; giải thể
- Cho người lao động: thu nhập thực tế giảm, đời sống khó khăn, thất nghiệp gia tăng
Luyện tập Bài 3 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được khái niệm lạm phát.
- Liệt kê được các loại hình lạm phát.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
- Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
3.1. Trắc nghiệm Bài 3 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
- B. không có tác động gì tới nền kinh tế.
- C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
- D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
-
- A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
- B. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).
- C. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.
- D. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).
-
- A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.
- C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 3 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 3 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 4 trang 22 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 5 trang 23 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 24 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 25 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 25 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 25 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 25 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 3 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!