Nội dung bài giảng Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo thuộc sách Cánh diều do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây nhằm giúp các em nhân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt lý thuyết
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. |
1.1. Pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại
a. Quyền công dân về khiếu nại:
Quyền của công dân về khiếu nại bao gồm:
- Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại;
- Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
- Được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước;
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật,
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính;
- Rút khiếu nại.
Quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân
b. Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại:
Công dân thực hiện quyền khiếu nại có nghĩa vụ sau:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Luật Khiếu nại;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo
a. Quyền của công dân về tố cáo:
Công dân thực hiện tố cáo có quyền sau:
- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
- Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, to chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
- Rút tố cáo.
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tố cáo phải đúng sự thật
b. Nghĩa vụ của công dân về tố cáo:
Công dân thực hiện tố cáo có các nghĩa vụ sau:
- Cung cấp thông tin cá nhân;
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác
1.3. Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo
Hành vi vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến: hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, Nhà nước; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội; xúc phạm uy tín danh dự, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bài tập minh họa
Em hãy xử lí tình huống sau:
Tình huống: Do xây dựng nhà khi chưa xin phép xây dựng nên ông A bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử phạt vi phạm hành chính (Quyết định số 13/QĐ-XPVPHC), trong đó phạt tiền ông A là 500 000 đồng và buộc ông A phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Ông A liền khiếu nại Quyết định số 13/QĐ-XPVPHC đến Toà án nhân dân huyện yêu cầu toà án huỷ quyết định nêu trên của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét về hành vi khiếu nại của ông A. Theo quy định về quyền khiếu nại thì ông A có quyền khởi kiện hành chính tại Toà án đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã không? Giải thích vì sao.
Lời giải chi tiết:
- Hành vi khiếu nại của ông A là không đúng pháp luật, vì ông đã thực hiện hành vi trái phép luật nên không được thực hiện quyền khiếu nại.
- Ông A không có quyền khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, ông A xây dựng nhà khi chưa xin phép là hành vi trái pháp luật, nên ông không có quyền khởi kiện tại Toà án hành chính.
Luyện tập Bài 15 GDKT & PL 11 Cánh diều
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 15 GDKT & PL 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 8 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tố cáo.
- B. Truy tố.
- C. Khiếu nại.
- D. Khởi kiện.
-
- A. Được nhận thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo.
- B. Được công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
- C. Được khen thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- D. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
-
- A. Tố cáo.
- B. Truy tố.
- C. Khiếu nại.
- D. Khởi kiện.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 15 GDKT & PL 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 8 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 15 GDKT & PL 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!