Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo được quy định như thế nào? Người khiếu nại có quyền và nghĩa vụ gì? Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ thế nào? Mời các em cùng HỌC247 tìm hiểu qua nội dung bài giảng Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây để hiểu rõ và hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo nhé!
Tóm tắt lý thuyết
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018 là công cụ pháp lí để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội. |
1.1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.1. Khiếu nại
- Quyền của người khiếu nại:
+ Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đều có thể uỷ quyền cho luật sư khiếu nại.
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại.
+ Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp.
+ Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
+ Được khôi phục quyền, lợi ích bị xâm hại.
- Nghĩa vụ của người khiếu nại:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
+ Đưa ra chứng cứ, thông tin, tài liệu về việc khiếu nại, trình bày trung thực sự việc.
+ Chấp hành quyết định, hành vi bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1.1.2. Tố cáo
- Quyền của người tố cáo:
+ Thực hiện tố cáo;
+ Được bảo đảm bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác;
+ Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
+ Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
+ Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Quyền rút lại tố cáo.
- Nghĩa vụ của người tố cáo:
+ Cung cấp thông tin cá nhân;
+ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
+ Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
+ Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Tố cáo phải đúng sự thật (Nguồn: Tuổi Trẻ Online)
1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ gây nên nhiều hậu quả tiêu cực.
+ Đối với xã hội: ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước; có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, hoạt động của cán bộ, cơ quan, tổ chức nhà nước...
+ Đối với cá nhân: xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, công việc, kinh tế của công dân;...
- Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.3. Đánh giá một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Công dân cần:
- Nắm được quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo.
- Không lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Có ý thức tự giác thực hiện quy định pháp luật về khiếu nại tố cáo và vận động mọi người cùng thực hiện.
Bài tập minh họa
Tình huống: Bà N được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thừa đất có diện tích là 100 m2, nhưng diện tích đất thực tế không đúng theo quy định. Bà N muốn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết. Do bà N thường xuyên ốm đau lại già yếu, bà đã trao đổi với chị H - con gái của bà, để chị thay mình đi khiếu nại. Tuy nhiên, chị H từ chối vì cho rằng mình không có quyền đại diện bà N đi khiếu nại.
Câu hỏi:
- Theo em, trong tình huống trên, việc làm của chị H là đúng hay sai? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Trong tình huống trên, chị H từ chối việc đại diện cho bà N đi khiếu nại. Điều này là đúng và hợp lệ vì chị H không phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vấn đề này và không có quyền kéo dài khiếu nại thay cho bà N.
Luyện tập Bài 15 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
3.1. Trắc nghiệm Bài 15 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 8 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Khiếu nại.
- B. Tố cáo.
- C. Tranh tụng.
- D. Khởi tố.
-
- A. Khiếu nại.
- B. Tố cáo.
- C. Tranh tụng.
- D. Khởi tố.
-
- A. Góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- B. Thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.
- C. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
- D. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 15 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 8 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 111 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1a trang 113 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1b trang 113 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1c trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1d trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2 trang 116 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 3 trang 117 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 118 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 119 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 119 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 119 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 119 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 15 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!