HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt lý thuyết
Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng tồn tại rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo thường có đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. |
1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo,... Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật nhân quyền quốc tế và trong pháp luật Việt Nam
1.2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo".
- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ.
Bài tập minh họa
Hãy nêu một vài quy định của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào kiến thức về các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Lời giải chi tiết:
Một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí:
- Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Trích).
+ Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
- Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Trích).
+ Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
+ Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Luyện tập Bài 12 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Nhận biết được ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
- B. phải tham gia lao động công ích.
- C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- D. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.
-
- A. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước.
- B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước.
- C. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
- D. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-
- A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- D. Quyền bình đẳng giữa các công dân.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 75 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1c trang 78 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1c trang 78 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 1c trang 78 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 80 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 80 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 80 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 12 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!