HỌC247 mời các em cùng tham khảo ội dung bài giảng Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa và hình thành ý thức thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc và các dân tộc đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, tham gia xây dựng đất nước. |
1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Cụ thể là:
- Về chính trị: Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Về kinh tế: Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế. Ngoài việc ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc thù, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu, cùng phát triển với đất nước.
- Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc minh. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của minh. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập, trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triển giáo dục.
Quyền bình đẳng phát triển giữa các dân tộc là biểu hiện sinh động của nhân quyền Việt Nam
1.2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc là thực tiễn sinh động để đấu tranh chống lại các hành vi xuyên tạc chính sách dân tộc của các thế lực thù địch không có thiện chí với đất nước ta.
Bài tập minh họa
Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội.
Lời giải chi tiết:
- Mẫu 1:
Lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945): “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa".
- Mẫu 2:
Bài phát biểu tại Lễ ra mắt Quỹ Hòa bình của Nelson Mandela tại New York, Mỹ, ngày 24/10/1993: "Với lòng kiên nhẫn và tình yêu, chúng ta có thể vượt qua bất kỳ trở ngại nào. Chúng ta có thể thắp sáng thế giới nơi tất cả mọi người được coi trọng và đối xử bình đẳng".
- Mẫu 3:
Bài phát biểu "I Have a Dream" của Martin Luther King Jr. tại Washington D.C., Mỹ, ngày 28/8/1963: "Tôi mơ về một ngày, con cái của những kẻ di cư da đen và con cái của những kẻ chủ trắng sẽ ngồi chung bàn, được đánh giá dựa trên phẩm chất của họ, không phải màu da của họ."
- Mẫu 4:
Bài phát biểu của Malala Yousafzai tại Liên Hợp Quốc, ngày 12/7/2013: "Chúng ta không thể đạt được hòa bình và bình đẳng trong thế giới khi chúng ta chưa đạt được hòa bình và bình đẳng trong giáo dục. Chúng ta phải thể hiện tình yêu và sự quan tâm tới nhau, không quan trọng chúng ta đến từ đâu, chúng ta là ai."
Luyện tập Bài 11 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Nhận biết được ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội.
- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
3.1. Trắc nghiệm Bài 11 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tất cả các dân tộc đều có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế.
- B. Các dân tộc đều có quyền thảo luận về các vấn đề chung của đất nước.
- C. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
- D. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.
-
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 68 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 69 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 69 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 1a trang 69 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1c trang 71 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1c trang 71 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 11 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!