YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 4 Bảo vệ lẽ phải


Lẽ phải được hiểu cơ bản chính là những điều được con người cho là đúng đắn, cũng như phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Bài 4: Bảo vệ lẽ phải thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Chúc các em học tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 Xã hội được thiết lập bởi những mối quan hệ đa dạng, phong phủ giữa các cá nhân. Để duy trì trật tự chung, mỗi cộng đồng trong xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực giúp con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Những quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận là đúng đắn, hợp đạo lí sẽ trở thành lẽ phải.

1.1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

a. Khái niệm:

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

- Bảo vệ lẽ phải là công nhân, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải, không chấp nhận và không làm những việc sai trái 

b. Ý nghĩa:

Việc bảo vệ lẽ phải giúp:

- Mỗi người có cách ứng xử phù hợp;

- Góp phần đẩy lùi cái sai, cái xấu, để làm lành mạnh mối quan hệ xã hội;

- Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển;

- Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.

Tôn trọng lẽ phải: từ nhận thức đến hành động phù hợp với lứa tuổi

1.2. Những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải

Học sinh cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng:

+ Lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi;

+ Khích lệ, động viên bạn bé có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải;

+ Phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

Bài tập minh họa

Em sẽ khuyên bạn điều gì trong những tình huống sau?

a. Người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật.

b. Bạn em viết lên mạng xã hội một điều không đúng sự thật.

c. Bạn em mắc lỗi nhưng lại đổ lỗi cho một bạn khác trong lớp.

 

Lời giải chi tiết:

Tình huống a:

+ Không bao che cho hành vi sai trái của người thân.

+ Yêu cầu người thân nên đến cơ quan công an đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin mình biết cho lực lượng công an.

Tình huống b:

+ Lên tiếng, nói rõ sự thật.

+ Khuyên bạn không nên lan truyền những thông tin sai sự thật.

- Tình huống c:

+ Lên tiếng, nói rõ sự thật để minh oan cho người bạn kia.

+ Khuyên người bạn (có hành vi đổ lỗi) hãy: trung thực nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm; dũng cảm nhận lỗi và tìm cách để khắc phục và sửa chữa sai lầm.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 4: Bảo vệ lẽ phải, các em cần:

- Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 4 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 20 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 1 trang 21 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 1 trang 21 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi c mục 1 trang 21 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 2 trang 22 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 2 trang 22 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 23 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 5 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

4. Hỏi đáp Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF