YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em hiểu được khái niệm và định nghĩa của lao động sáng tạo; đồng thời hình thành thái độ và ý thức trân trọng những thành quả lao động, quý trọng, học hỏi những tâm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 Lao động cần cù, sáng tạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, giúp con người không chỉ tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Mỗi người cần kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, lao động cần cù, sáng tạo không ngừng để góp phần xây dựng thành công đất nước giàu đẹp, văn minh.

1.1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

a. Khái niệm:

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phần đầu hết minh vi công việc.

- Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tôi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

b. Biểu hiện:

- Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

- Biểu hiện của lao động sáng tạo: luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả, nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Lao động cần cù, sáng tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Lao động cần cù, sáng tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người:

+ Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng.

- Học sinh cần phải quý trong và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phản những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

Bài tập minh họa

Hãy viết bài chia sẻ về một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

 

Lời giải chi tiết:

Bài viết tham khảo:

TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913 - 1997) - NHÀ CHẾ TẠO VŨ KHÍ TÀI NĂNG

Thiếu tướng Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, chính tên là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Sài Gòn, năm 1935 ông tiếp tục học các Trường Đại học Kĩ thuật điện, Viện Nghiên cứu máy bay và Đại học Xoóc-bon. Sau đó, ông làm việc ở công trường cầu cống, xưởng chế tạo máy bay vũ khí quân giới,... Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện Nghiên cứu vũ khí.

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, ông đã về nước cùng với Người, được giao chức Cục trưởng Cục Quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng chế được các vũ khí súng không giật (SKZ), súng ba dô ca,... góp phần quan trọng về quân khí để giết giặc,... Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng, năm 1952, được tuyên dương Anh hùng lao động. Trong dịp này Bác Hồ đã khen ngợi: Kĩ sư Nghĩa rất giỏi khoa học máy, nhưng khi thực hành thì không “máy móc”.

=> Bài học cho bản thân:

- Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.

- Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo, các em cần:

- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.

- Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tâm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 3 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 16 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 1 trang 17 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 1 trang 17 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi c mục 1 trang 17 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi d mục 1 trang 17 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 2 trang 18 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 2 trang 18 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi c mục 2 trang 18 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 5 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 19 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

4. Hỏi đáp Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF