YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 5 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên


Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường còn là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Do đó, nội dung bài giảng Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giup các em hình thành ý thức, trách nhiệm và hành động trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. Chúc các em có những tiết học bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là điều kiện quan trọng, thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Hiện nay, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt... ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người và sinh vật. Vì vậy, bảo vệ mỗi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách trong việc phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

1.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường:

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

Môi trường - không gian sống của con người và các loài sinh vật

Môi trường - không gian sống của con người và các loài sinh vật

b. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

- Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cần bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt.

1.2. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

a. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,

b. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Pháp luật Việt Nam quy định:

- Nghiêm cấm các hoạt động chặt phá, lần chiếm, đốt rừng, đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn ban động vật rừng trái quy định, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật.

- Chỉ được tiến hành hoạt động khoảng sản khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Nghiêm cấm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nơi cư trú của các loài thuỷ sản; khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường sống.

- Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, xả thải khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước, vào lòng đất, khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở biển dạng dòng chảy,....

1.3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường tiến tới phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm như:

- Chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng,

- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường.

- Phê phán, đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

 

Một số biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay

Một số biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay

1.4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Để đem lại môi trường xanh - sạch - đẹp, trách nhiệm của học sinh  trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như sau:

- Nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tích cực tham gia phong trào, hoạt động xử lý rác thải, bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Tuyên truyền để vận động mọi người cùng thực hiện.

- Đề cao tinh thần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.

- Phê phán những hành động gây ô nhiễm môi trường như xả rác thải không đúng quy định.

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống

Bài tập minh họa

Hãy kể những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 

Lời giải chi tiết:

Tham khảo: Một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Không xả rác bừa bãi; thực hiện phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định.

- Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa; tăng cường sử dụng các loại túi đựng được làm từ nguyên liệu: giấy, vải,…

- Tiết kiệm điện, nước,...

- Tăng cường việc đi bộ hoặc sử dụng xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện,…) khi di chuyển.

- Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ví dụ: hưởng ứng phong trào Ngày Trái Đất; tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải tại địa phương; tham gia Ngày hội “Môi trường Xanh – Nếp sống xanh”,…

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các em cần:

- Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 25 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 1a trang 26 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 1a trang 26 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 1b trang 27 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 1b trang 27 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 2a trang 28 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 2a trang 28 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 2b trang 30 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 2b trang 30 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 3 trang 31 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 3 trang 31 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi c mục 3 trang 31 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 4 trang 31 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 4 trang 31 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 33 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 33 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 5 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

4. Hỏi đáp Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF