YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm Cánh diều


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 tài liệu GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm SGK Cánh diều. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là tiết kiệm?

- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian sức lực của mình và của người khác.

1.2. Biểu hiện của tiết kiệm

- Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

1.3. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

1.4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

Học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm thông qua các việc: 

- Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học.

- Bảo quản, tận dụng các đồ dung học tập, lao động

- Sử dụng điện, nước hợp lý.

- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Hãy trao đổi với các bạn xung quanh và chia sẻ trước lớp: “Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì đề thực hiện được mong muốn đó?”

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin tình huống, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

Tình huống em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Để có tiền mua món đồ đó, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu, hạn chế tối đa khoản chi tiêu không cần thiết; thực hiện dự án kiếm thêm tiền là bán giấy cũ, tiết kiệm tiền lì xì tết;…

2.2. Khám phá

2.2.1. Thế nào là tiết kiệm?

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy, Thông tấn xã in hai mặt băng rô-nê-ô (Toneo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm. Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.

Tháng 7 năm 1969, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Quốc khánh, ngày sinh V.ILê-nin (VILenin) và ngày sinh của Bác. Nhưng Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỉ niệm lớn trong năm sau. Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào?

c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm?

d)  Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm?

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin câu chuyện, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên là:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về sự giản dị và tiết kiệm, cả cuộc đời Người không một giây phút nào không nghĩ về người dân, Bác luôn làm những gì có lợi nhất cho dân, tiết kiệm từ bữa ăn, từ những mẩu giấy để cho người dân và các em nhỏ để có giấy đến trường. 

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm:

- Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

- Toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.

- Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c) Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Người biết tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

d) Thông qua tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm em học được những bài học sau:

Tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được; không lãng phí giấy, những mẩu giấy vụn gom lại để bán lấy tiền, những quyển vở chưa viết hết có thể dùng làm giấy nháp; Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống; ngoài ra em học được cách tiết kiệm tất cả mọi thứ từ tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm tiền bạc, đồ ăn thức uống và tiết kiệm thời gian.

2.2.2. Biểu hiện của tiết kiệm

Câu a

Quan sát hình anh và trả lời câu hỏi

a) Hãy nêu nội dung và cảm nghĩ của em khi quan sát các hình ảnh trên.

b) Tiết kiệm được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của con người?

c) Hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh hoạ về lối sống tiết tiệm.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình ảnh trực quan, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

a) Những nội dung và cảm nghĩ của em khi quan sát hình ảnh trên là: 

1- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

2- Tiết kiệm nước

3- Tắt thiết bị điện khi không sử dụng

4- Bỏ tiền vào lợn để tiết kiệm tiền.

b) Những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày: Tiết kiệm tiền; tiết kiệm chi tiêu; chỉ mua những thứ cần thiết; khóa vòi nước khi không sử dụng; tắt điện khi ra ngoài; sử dụng thời gian hợp lý;…

c) Ví dụ của bản thân em về lối sống tiết kiệm:

- Em thường tiết kiệm giấy bằng cách: những quyển vở cũ của năm học cũ chưa dùng hết em lấy nó tạo thành tập san để nháp

- Em tiết kiệm thời gian bằng cách lập kế hoạch công việc hàng ngày cụ thể

- Em tiết kiệm nước bằng cách dùng nước rửa rau để tưới cây.

Câu b

Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm 

Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đòi, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đòi hỏi mẹ mua nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thì Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học.

a) Em có nhận xét gi về hành vi đua đòi của Nam?

b) Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.

c) Theo em, trái với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những biểu hiện trái với tiết kiệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin tình huống, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

a) Từ thông tin trên em có những nhận xét về hành vi đua đòi của Nam như sau:

Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình, hành vi đòi hỏi mẹ mua nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh; nếu không được đáp ứng thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học. Hành vi này là vô lễ với mẹ, Nam là một học sinh chưa hiếu thảo, chưa biết tiết kiệm cho gia đình và không có mục tiêu cho bản thân.

b) Lời khuyên của em cho bạn Nam: Nam cần phải biết được hoàn cảnh gia đình mình từ đó tiết kiệm hơn trong sinh hoạt, thay vì đua đòi những thứ xa hoa Nam nên chăm chỉ học tập, cố gắng và nỗ lực hơn nữa để vượt qua khó khăn của gia đình, xác định mục tiêu phấn đấu cho tương lai để không phụ công mẹ.

c) Theo em trái với tiết kiệm là lãng phí.

Những biểu hiện trái với tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày là: 

- Mua đồ quá nhiều mà không dùng đến

- Xả nước lênh láng

- Không tắt điện, điều hòa khi ra ngoài

- Vứt bỏ đồ ăn thừa; …

2.2.3. Ý nghĩa của tiết kiệm

Câu a

Em hãy thực hiện các nội dung sau:

a) Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày của em theo thời gian biểu.

b) Vì sao em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình? Nếu lãng phí thời gian sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

c) Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin câu hỏi, liên hệ thực tế tiến hành liệt kê, phân tích nội dung câu hỏi và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Những hoạt động trong một ngày của em: 

- 6h – 7h sáng: thức dậy vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng, sau đó đến trường

- 7h30 – 11h: Học tập chăm chỉ tại trường

- 11h – 2h chiều: về nhà ăn cơm trưa, và đi ngủ ngơi:

- 2h30 – 4h chiều: Tự học tại nhà

- 4h – 5h chiều: tập thể dục rèn luyện cơ thể 

- 5h – 7h chiều: Giúp mẹ dọn dẹp nhà và nấu cơm giúp mẹ nếu cần

- 7h – 8h tối: Ăn cơm tối cùng gia đình

- 8h – 10h tối: Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.

b) Em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình để có cách sử dụng thời gian hợp lý hơn, quản lý thời gian chặt chẽ làm hết những việc có trong thời gian biểu để đạt được kết quả mong muốn. Nếu lãng phí thời gian mãi mãi bạn không thể làm hết các công việc của mình, khiến công việc bị trì hoãn, làm việc không hiệu quả từ đó dễ thất bại.

c) Trong cuộc sống ai cũng cần phải biết tiết kiệm thời gian. 

Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm tiền bạc vì thời gian là hữu hạn, thời gian trôi chảy không ngừng nếu ai không biết quý trọng thời gian thì sẽ không có được sự thành công.

Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho con người trong học tập và cuộc sống: Chúng ta có thể kiểm soát được thời gian trong quá trình làm bài tập, không bị bỏ quên bài; quên giờ học bài; chúng ta sẽ tạo được thói quen tốt và khoa học; từ đó nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc.

Câu b

Thảo luận về các lý do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hằng ngày sử dụng qũy thời gian, hiệu quả học tập, làm việc;...)

Hướng dẫn giải:

- Liên hệ thực tế bản thân, tiến hành thảo luận theo nhóm với bạn cùng bàn.

Lời giải chi tiết:

Con người cần sống tiết kiệm tiền vì tiết kiệm tiền để có thể tự mình trang trải những thứ có ích hơn trong học tập và trong công việc, hơn nữa việc tiết kiệm tiền rất quan trọng trong cuộc sống, nếu không có tiền sẽ không xử lý được những công việc lớn, tiêu xài hoang phí đến khi cần lại không có gì để chi trả.

Sống tiết kiệm thời gian để mình biết quý trọng thời gian, công sức mình bỏ ra, quý trọng từng giây phút khiến bạn không bị trì hoãn và hoàn thành mục tiêu sớm hơn dự kiến, là con đường đến với thành công. 

Trong học tập, tiết kiệm để mình luôn hoạt động hết công suất trong học tập, chăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng nghỉ mỗi ngày chúng ta có thể đạt được thành quả xứng đáng.

2.2.4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

Câu a

Giải quyết tình huống:

Thời tiết mùa hè nóng bức nên Hoà muốn bật điều hoà cả ngày. Thế mà nhiều buổi tối chị Hiền lại thường tắt đi một lúc. Chị bảo hôm nay trời không nóng nữa nên tắt điều hoà đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da, vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình. Hoà nói: Chị cổ hủ thế? Có điều hoà thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà tiếc.

Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Đọc và phân tích nội dung tình huống, liên hệ thực tế rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ tình huống trên em có ý kiến sau:

Em đồng ý với ý kiến của chị Hiền. Cần phải tiết kiệm tiền cho gia đình cũng như môi trường.

Câu b

Thực hiện mục tiêu kế hoạch

- Viết ra giấy một mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất.

- Liệt kê những việc cần làm để đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em bằng cách kẻ bảng và hoàn thiện theo gợi ý dưới đây:

Việc cần làm

Thực hiện

Kết quả

 

 

 

Hướng dẫn giải:

- Đọc và phân tích nội dung tình huống, liên hệ thực tế rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Thực hiện mục tiêu kế hoạch. 

- Mục tiêu: Mua được chiếc xe đạp mà mình yêu thích vào cuối năm học

 Luyện tập

Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:

+ Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước...).

+ Hiểu vì sao phải tiết kiệm.

+ Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

+ Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

+ Phê phán những biểu hiện lãng phí.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 9 Cánh diều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 9 Cánh diều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 46 SGK GDCD 6 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 47 SGK GDCD 6 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 47 SGK GDCD 6 Cánh diều

Luyện tập 4 trang 47 SGK GDCD 6 Cánh diều

Vận dụng 1 trang 47 SGK GDCD 6 Cánh diều

Vận dụng 2 trang 47 SGK GDCD 6 Cánh diều

Vận dụng 3 trang 47 SGK GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 42 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 2 trang 42 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 3 trang 43 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 4 trang 43 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 5 trang 43 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 6 trang 45 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 7 trang 45 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 8 trang 45 SBT GDCD 6 Cánh diều

Hỏi đáp Bài 9: Tiết kiệm

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON