YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em Cánh diều


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 tài liệu GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em SGK Cánh diều. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của công dân

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng; được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ.

+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

1.2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

- Trẻ em hôm nay sẽ là thế giới ngày mai. Thực hiện quyền trẻ em để được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em – Chủ nhân tương lai của đất nước.

1.3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.

- Bổn phận của trẻ đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Câu hỏi: Em mong muốn được như các bạn trong hình không? Em còn mong muốn điều gì khác nữa?

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế bản thân và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Em mong muốn được đi học đầy đủ và được vui chơi giải trí như các bạn trong hình. 

Ngoài ra em còn mong muốn được học những môn năng khiếu mà em thích và được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng môi trường sống xung quanh tốt hơn.

2.2. Khám phá

2.2.1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của công dân

Câu a. Cùng nghe bài hát và trả lời câu hỏi

QUYỀN TRẺ EM

Nhạc và lời: Thịnh Vĩnh Thành

Là tuổi nhỏ hôm nay, là thế giới ngày mai.

Chúng em muốn tương lai, hành tỉnh luôn hoà bình.

Chúng em có quyền được vui chơi.

Chúng em có quyền được đến trường.

Chúng em có quyền được tham gia.

Phát triển sáng rực đường tương lai.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho tuổi thơ.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho tuổi thơ.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho tuổi thơ.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em…

a. Cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát?

b. Liệt kê tất cả những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát trên.

Hướng dẫn giải:

- Lắng nghe nội dung thông tin lời bài hát, tiến hành phân tích, liên hệ thực tế bản thân và giải quyết vấn đề.

Lời giải chi tiết:

Sau khi nghe xong bài hát Quyền trẻ em, em có những suy nghĩ sau:

a. Đây là một bài hát nói về quyền và mong ước của trẻ em. Trẻ em mong ước được sống trong một thế giới hòa bình không còn chiến tranh và bạo loạn, muốn được vui chơi, đến trường, tham gia các hoạt động xã hội, trẻ em mong ước được phát triển tương lai sáng ngời.

b. Những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát là: quyền được vui chơi, quyền được đến trường, quyền được tham gia phát triển sáng rực đường tương lai.

Câu b. Hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh tương ứng với mỗi quyền của trẻ em dưới đây:

Hướng dẫn giải:

- Quan sát trực quan hình ảnh, phân tích nội dung trong hình ảnh, liên hệ kiến thức đã học về quyền trẻ em, giải quyết vấn đề.

Lời giải chi tiết:

Qua việc quan sát các hình ảnh, em đặt tên cho các hình ảnh như sau:

1. Quyền được bảo vệ sức khoẻ

2. Quyền được học tập

3. Quyền được phát triển năng khiếu.

4. Quyền được bảo vệ.

2.2.2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

Câu a

Ý nghĩa của quyền trẻ em

Lan không những học giỏi mà còn thích múa hát, nên bố mẹ, thầy cô giáo của Lan luôn khuyến khích, động viên bạn tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, trường và của địa phương. 

Theo em, vì sao Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương?a

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin tình huống, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

Theo em, Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương vì Lan không những học giỏi mà bạn còn có năng khiếu múa hát, bên cạnh đó bố mẹ Lan thường xuyên động viên, khuyến khích con học tập và tham gia các hoạt động văn nghệ, hơn nữa Lan được sống trong môi trường tốt có sự chăm sóc yêu thương của bố mẹ, được tham gia phát triển đầy đủ bản thân. Tấm gương của bạn Lan rất đáng để chúng ta học hỏi.

Câu b

Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

Gia đình Tuấn có hai anh em, luôn được bố mẹ thương yêu và tôn trọng ý kiến của con. Dù bận nhiều việc, nhưng bố mẹ Tuấn vẫn luôn chăm lo đến việc học tập của hai anh em. Được sống trong tình thương yêu, quan tâm, chăm sóc của gia đình, Tuấn và em gái luôn chăm ngoan, học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý.

Vì sao Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý?

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin tình huống, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý vì: Vì hai anh em luôn được bố mẹ thương yêu và tôn trọng ý kiến của con, chăm lo tới việc học của hai anh em, được sống trong tình yêu thương gia đình.

2.2.3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1:

Là một xã ở Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù điều kiện kinh tế – xã hội còn có khó khăn, nhưng Uỷ ban nhân dân xã T luôn quan tâm đến việc thực hiện quyền trẻ em. Xã đã huy động nguồn lục trong xã hội để có kinh phí sửa sang trường lớp, mua trang thiết bị và đồ đùng học tập cho trường trung học cơ sở và hai trường tiểu học. Phong trào học tập của xã được đầy mạnh đến mỗi gia đình có trẻ em. Vì vậy 100% trẻ em trong xã đều đến trường đúng tuổi quy định, trong đó nhiều cháu là học sinh giỏi của lớp, của trường và đạt danh hiệu trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình như thế nào?

b)  Việc làm của uỷ ban nhân dân xã T đã tác động đến thực hiện quyền trẻ em trong xã như thế nào?

Thông tin 2:

Vốn thông minh, chăm chỉ, nhưng vì nhà nghèo nên mới học hết lớp 5, Hoà đã phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiếm sống. Nhưng khi được cô giáo và bạn bè ở lớp khuyên nhủ, Hoà đã bỏ ý định thôi học, vừa đi học vừa làm việc nhà phụ giúp bố mẹ. Hoà không những không phải bỏ học. mà còn trở thành học sinh giỏi của lớp 6A.

a) Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận nào của trẻ em?

b) Em có thể học tập được điều gì của bạn Hoà?

Thông tin 3:

Gia đình Minh có bố mẹ, Minh và em gái đang học lớp 4. Sống ở nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhưng Minh luôn được sống trong tình thương yêu của bố mẹ. Bố mẹ Minh luôn chăm sóc, quan tâm đến học hành của bạn và em gái, dành thời gian cho các con học tập và vui chơi. Nghe lời bố mẹ, Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành nên năm nào cũng là học sinh giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý.

Vì sao Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành, được thầy yêu bạn mến?

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin tình huống, tiến hành phân tích và giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

Thông tin 1: 

a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình bằng cách huy động nguồn lực trong xã hội để có kinh phí sửa sang trường lớp, mua trang thiết bị và đồ dùng học tập cho trường trung học cơ sở và hai trường tiểu học. Phong trào học tập của xã được đầy mạnh đến mỗi gia đình có trẻ em. Vì vậy 100% trẻ em trong xã đều đến trường đúng tuổi quy định, trong đó nhiều cháu là học sinh giỏi của lớp, của trường và đạt danh hiệu trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

b) Việc làm của uỷ ban nhân dân xã T đã tác động đến thực hiện quyền học tập, quyền phát triển của trẻ em, tạo động lực cho trẻ em học tập và phát triển toàn diện bản thân.

Thông tin 2: 

a) Hoà đã thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em. Được sự hỗ trợ của cô giáo và các bạn Hòa không những không thôi học mà còn là học sinh giỏi của lớp 6A

b) Từ tấm gương của bạn Hòa em có thể học tập ở sự cố gắng, nỗ lực và ý trí kiên trì vượt qua mọi khó khăn thử thách cho dù hoàn cảnh có khó khăn đi nữa thì tinh thần học tập vẫn được phát huy.

Thông tin 3:

Minh và em gái luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến vì Minh và em gái luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ, là một trong những tấm gương vượt khó. 

 Luyện tập

Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:

+ Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

+ Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

+ Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

+ Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12 Cánh diều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. 
    • B. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
    • C. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
    • D. Cả ba phương án trên
    • A. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
    • B. Yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
    • C. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình
    • D. Cả ba phương án trên
    • A. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá
    • B. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
    • C. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
    • D. Cả ba phương án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 12 Cánh diều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 62 SGK GDCD 6 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 62 SGK GDCD 6 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều

Vận dụng 1 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều

Vận dụng 2 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều

Vận dụng 3 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 55 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 2 trang 55 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 3 trang 53 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 4 trang 56 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 5 trang 58 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 6 trang 58,59 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 7 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 8 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 9 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều

Giải bài 10 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều

Hỏi đáp Bài 12: Quyền trẻ em

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON