YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm Chân trời sáng tạo


Nhằm mục đích giáo dục các em học sinh có khả năng tự bảo vệ bản thân và mọi người trước các tình huống bất ngờ và nguy hiểm. Hoc247 biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm môn GDCD lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững ý nghĩa và nội dung của bài học. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm

- Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

1.2. Biểu hiện

- Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, bắt cóc, xâm hại tình dục, đuối nước, cháy nổ,...

1.3. Các giải pháp phòng tránh tình huống nguy hiểm

- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.

- Nếu thấy sự an toàn của bản thân và người khác bị đe dọa, em có thể gọi điện thoại:

+ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

+ Yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc: 112

+ Cảnh sát: 113

+ Phòng cháy chữa cháy: 114

+ Cứu thương: 115

+ Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001507

Hoặc báo trực tiếp, gọi điện đến người thân, bạn bè tin cậy nhất.

1.4. Ý nghĩa

- Các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh chúng ta giúp chúng ta nhận diện và phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Em hãy đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.

Con ơi mẹ dặn câu này

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.

(Ca dao)

Qua câu ca dao trên, người mẹ muốn khuyên dặn con mình điều gì?

Phương pháp giải:

Phân tích nguy hiểm việc lội sông sâu và khi đò đầy rồi thì không qua.

Hướng dẫn giải:

Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con: khi gặp sông sâu chớ có lội qua sẽ gặp nguy hiểm, đò đầy người thì đừng cố lên vì như vậy đò dễ bị chìm.

2.2. Khám phá

Câu hỏi khám phá 1:

Em hãy quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

 

Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của những tình huống nguy hiểm đó?

Thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm trên.

Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh phân tích theo trực quan vfa kiến thức đã học, các em thảo luận trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

1. Những tình huống nguy hiểm và hậu quả có thể xảy ra là:

- Khi trời mưa có sấm sét, trú mưa dưới gốc cây to rất nguy hiểm, vì gốc cây to dễ bị nhiễm điện do sấm sét, nguy cơ bị điện giật rất cao.

- Đi bơi một mình, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp sự cố không mong muốn lúc bơi.

- Khi đi 1 mình nơi vắng người, có thể sẽ gặp người lạ và sẽ bắt cóc, bị lừa chiếm đoạt tài sản hay xâm hại tình dục...

- Đến trường bị các bạn trêu đùa và dần dần sẽ bị trầm cảm và ảnh hưởng xấu đến tinh thần.

2. Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên:

- Khi đi đường gặp mưa to, không nên trú mưa dưới gốc cây to hoặc đi ô có cán sắt, hãy ghé vào nhà bên đường để trú mưa hoặc trú dưới mái hiên đợi tạnh mưa rồi đi tiếp.

- Không nên đi bơi một mình, hãy tập bơi ở bể bơi có huấn luyện viên, thầy giáo hoặc có người lớn dạy bơi.

- Không nên đi đường 1 mình, hãy rủ bạn bè đi cùng hoặc đi cùng bố mẹ, người lớn để được bảo vệ; tránh tiếp xúc, nhận đồ từ người lạ không quen biết, người có ý đồ xấu.

- Đến lớp hòa đồng với bạn bè, nếu bị bắt nạt phải báo với thầy cô.

3. Tình huống nguy hiểm là: những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Câu hỏi khám phá 2:

Câu 1

Minh là một học sinh lớp 6A3. Bạn ấy khá hài hước nhưng hay đùa giỡn quá mức với bạn bè. Lần nào xếp hàng di chuyển lên cầu thang vào lớp, Minh cũng xô đẩy các bạn, kể cả với những bạn nữ.

- Nếu là bạn học cùng lớp với Minh, em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm từ sự đùa nghịch của Minh?

Phương pháp giải:

Phân tích tình huống, tính chất nguy hiểm của việc hay xô đẩy khi di chuyển lên cầu thang kết hợp kiến thức bản thân trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ khuyên Minh không nên xô đẩy, đùa nghịch như vậy, vì hành động xô đẩy có thể làm các bạn bị ngã, gây nguy hiểm cho các bạn.

Câu 2

  Vào giờ chơi, Nam rủ một nhóm bạn trong lớp cùng ném vào tổ ong trên cành cây của khu vườn sát bên bờ rào của trường.

- Hành động của Nam và cách bạn có thể dẫn đến những hậu quả gì?

- Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?

Phương pháp giải:

Phân tích mức độ nguy hiểm của tình huống khi trêu trọc tổ ong của nhóm bạn, kết hợp liên hệ thực tế để trả lời.

Hướng dẫn giải:

Hành động của Nam và các bạn có thể dẫn đến hậu quả là: bị ong đốt, nguy hiểm đến sức khỏe.

- Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ không tham gia cùng Nam và em sẽ ngăn cản các bạn không nên chọc phá tổ ong.

Câu hỏi khám phá 3:

Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm:

Chọn phương án ứng phó hiệu quả

- Liệt kê các bước ứng phó

- Nhận diện tình huống nguy hiểm

- Bình tĩnh suy nghĩ

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, tiến hành phân tích các bước ứng phó phù hợp để sắp xếp

Hướng dẫn giải:

Sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?

1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.

2. Bình tĩnh suy nghĩ.

3. Liệt kê các cách ứng phó.

4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.

 Luyện tập

Sau bài học các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Nêu được một số tình huồng nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

+ Liệt kê các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

+ Thực hành các cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 3 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 30 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 trang 30 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 trang 30 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 4 trang 31 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 5 trang 31 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 6 trang 32 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 7 trang 32 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON