YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 6 : Tự nhận thức bản thân Kết nối tri thức


Qua nội dung GDCD 6 Bài 6 : Tự nhận thức bản thân SGK Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân, đồng thời rèn luyện thói quen có nhận thức về bản thân một cách đúng đắn trong đời sống và học tập. Bài học được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em, hi vọng tài liệu giúp ích các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Mời các em cùng theo dõi.

 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm tự nhận thức bản thân

Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (Khả năng, năng khiếu, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...)

1.2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

1.3. Cách tự nhận thức bản thân

Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét/đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Đề bài: Em hãy viết lời giới thiệu những điều hài lòng, chưa hài lòng về bản thân và chia sẻ với bạn bên cạnh.

Phương pháp giải:

- Liên hệ thực tế bản thân, xác định những điều bản thân đã làm được, và những việc bản thân chưa làm được.

Lời giải chi tiết:

- Những điều hài lòng về bản thân em: Có sự cố gắng trong học tập; đạt danh hiệu học sinh giỏi; được các bạn và thầy cô yêu quý; biết giúp đỡ bạn bè; lắng nghe chia sẻ với bạn; biết tự lập không ỷ lại, dựa dẫm người khác; có kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho tương lai,…

- Những điều chưa hài lòng về bản thân em: Đôi khi còn chán nản trong học tập; khi gặp bài khó dễ dàng bỏ cuộc; hay nổi nóng và cáu giận với mọi người xung quanh; chưa có sự tự tin về khả năng của bản thân,…

2.2. Khám phá

2.2.1. Khái niệm tự nhận thức bản thân

Câu 1

Đề bài: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

“Con gà” đại bàng

Ngày xưa, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng với những quả trứng lớn. Bỗng xảy ra trận động đất khiến một quả trứng đại bàng lăn xuống chân núi và rơi vào chỗ gà mẹ đang ấp. Gà mẹ đã ấp luôn cả quả trứng lớn ấy. Ổ trứng gà mẹ ấp ủ đã nở ra một đàn gà và một chú đại bàng đáng yêu. Gà mẹ yêu thương và nuôi dạy đại bàng như các con của mình. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, nó thấy những chú chim non có hình dáng giống mình đang sải cánh trên bầu trời.

Đại bàng kêu lên:

- Ôi! Ước gì mình có thể bay như những chú chim đó.

Đàn gà cười ầm lên:

- Anh không thể bay như những chú chim đó được. Anh là một con gà và gà không thể bay cao.

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, đàn gà lại bảo đó là điều không thể xảy ra. Rồi đại bàng không ước mơ nữa và tiếp tục sống như một con gà. 

a. Vì sao “con gà” đại bàng không thực hiện ước mơ có thể bay như những chú chim đại bàng?

b. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Phương pháp giải:

- Đọc câu chuyện, phân tích nội dung qua các gợi ý sau:

+ Vì sao đại bàng con lại sống trong gia đình gà?

+ Ước mơ của con gà "đại bàng" con là gì?

+ Vì sao con gà "đại bàng" không thể bay được?

- Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

a) Trong câu chuyện trên “Con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng khác vì: nó đại bàng được mẹ gà nuôi dưỡng từ khi còn trong trứng nên nó luôn nghĩ nó là gà chứ không phải là một loài chim nên không thể bay, bên cạnh đó nó luôn phải nghe những lời chê bai của đàn gà nên nó không nhận thức được khả năng của bản thân mình, vì vậy đại bàng không thể cất cánh bay như những con đại bàng khác.

b) Qua câu chuyện em rút ra bài học cho bản thân: Không nên nghe những lời nhận xét từ bên ngoài không đúng về bản thân mình, để từ đó có sự nhận thức sai về khả năng của bản thân.

Câu 2

Đề bài: Trong cuộc tranh luận “Thế nào là người biết tự nhận thức bản thân?”, lớp Ngân có ba ý kiến sau:

- Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân.

- Tự nhận thức bản thân là luôn hiểu rõ mình và tự tin với điểm mạnh của mình.

- Tự nhận thức bản thân là nhận ra những điểm tốt, chưa tốt của bản thân, so sánh với người khác và điều chỉnh bản thân cho giống họ.

a. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

b. Theo em, tự nhận thức bản thân là gì?

Phương pháp giải:

Giải quyết vấn đề

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

a. Em đồng ý với 

Ý kiến 1- tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu … của bản thân;

Ý kiến 2 - tự nhận thức bản thân là luôn hiểu rõ mình và tự tin với điểm mạnh của mình.

b. Theo em, tự nhận thức bản thân là: biết nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...)

2.2.2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản tahan

Đề bài: Trong một cuộc trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân, các bạn học sinh lớp 6A đã tổng hợp được các ý kiến về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân như sau:

Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ:

- Ý kiến 1: Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

- Ý kiến 2: Xác định được những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

- Ý kiến 3: Dễ đồng cảm và chia sẻ với người khác.

- Ý kiến 4: Có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.

Em có đồng ý/ không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Phân tích các ý kiến trên đúng hay sai? kết hợp kiến thức về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân và liên hệ thực tế trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ những ý kiến của các bạn lớp 6A em có suy nghĩ sau:

- Em đồng ý với ý kiến 1 và ý kiến 2. Vì khi tư nhận thức được bản thân chúng ta sẽ nhìn nhận rõ ràng và khách quan nhất về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, từ đó biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn và thử thách của bản thân để đặt ra mục tiêu, chỉ ra những việc cần làm để hoàn thiện bản thân hơn.

- Trong trường hợp này em không đồng tình với ý kiến 3, 4. Vì nó không đúng với ý nghĩa của việc chúng ta tự nhận thức bản thân. 

2.2.3. Cách tự nhận thức bản thân

Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Với thầy cô và bạn bè, Hoa là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quý Hoa vì bạn học giỏi, thân thiện, khiêm tốn. Mỗi ngày, Hoa dành thời gian để ghi nhật ký. Hoa cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè những điều băn khoăn về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, Hoa còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân.

a. Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?

b. Em còn biết thêm cách nào khác để tự nhận thức bản thân? Hãy chia sẻ với các bạn.

2. Bình rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu bộ. Thậm chí, Bình còn ghét cả những người mà ca sĩ đó ghét dù Bình chưa một lần gặp họ.

a. Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của Bình?

b. Em có đồng tình với hành động, việc làm đó không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Xử lý tình huống

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

1. Trường hợp 1: 

a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách: Hoa thường ghi nhật ký hằng ngày, thường xuyên trao đổi với mọi người thân, thầy cô và các bạn, lắng nghe ý kiến mọi người để điều chỉnh bản thân, tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.

b) Một số cách khác để nhận biết bản thân: Xây dựng bảng mục tiêu kế hoạch cho bản thân và theo dõi bản thân mình có làm đúng bảng mục tiêu, có sự tiến bộ không; Lắng nghe những nhận xét, góp ý, đánh giá của người khác để nhận biết bản thân; tham gia các hoạt động tập thể; làm những bài test về bản thân,…

2. Trường hợp 2: 

a) Nhận xét của em về việc làm của bạn Bình là: Bình đang quá đam mê vì thần tượng, không có chính kiến, biến cuộc sống của mình thành cuộc sống của người khác, vì vậy Bình nên sống thực với bản thân, không nên vì thần tượng mà thay đổi bản thân.

b) Em không đồng tình với hành động, việc làm đó của Bình, vì Bình đã không nhận thức được bản thân mình có đúng như vậy không mà chỉ vì thần tượng.

 Luyện tập

Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:

+ Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân, biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

+ Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.

+ Biết tôn trọng bản thân, xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (Khả năng, năng khiếu, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...)
    • B. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục
    • C. Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
    • D. Chỉ khi có bệnh chúng ta mới cần chăm sóc và rèn luyện thân thể.
    • A. Lan luôn súc miệng nước muối mỗi sáng để bảo vệ sức khỏe răng miệng
    • B. Tuấn có học lực yếu nhưng lại không cố gắng học mà thường xuyên trốn học đi chơi.
    • C. Khang ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe
    • D. Linh luyện tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe tốt.
    • A. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.
    • B. So sánh những nhận xét/đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
    • C. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.
    • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 6 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 28 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 29 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Luyện tập 3 trang 29 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 29 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 2 trang 29 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 22 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 trang 22 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 trang 23 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 4 trang 23 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 5 trang 23 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 6 trang 24 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 7 trang 24 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF