YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật Kết nối tri thức


GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật SGK Kết nối tri thức với cuộc sống được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung lí thuyết và hướng dẫn chi tiết hay và dễ hiểu giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập bộ môn GDCD. Mời các em cùng học tập

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật.

- Khái niệm: Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực trong cuộc sống.

- Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

- Biểu hiện trái với tôn trọng sự thật: ăn không nói có, đổ oan cho người khác, trốn tránh trách nhiệm,...

1.2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật.

Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai, giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

1.3. Cách tôn trọng sự thật.

Luôn nói sự thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Đề bài: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Truyền tin”

Cách chơi: mỗi đội gồm 5 – 7 người, quản trò sẽ nói nhỏ một câu với người đầu hàng. Nhiệm vụ của mỗi người nghe là phải truyền tai nhau câu nói đó. Người cuối cùng sẽ nói to câu đó, đội nói đúng sẽ thắng cuộc.

1. Để trở thành người thắng cuộc, các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ điều gì?

2. Em rút ra bài học gì từ trò chơi?

Phương pháp giải:

- Các bạn đọc kĩ luật chơi, chia nhóm tiến hành trò chơi.

- Liên hệ kiến thức bản thân, thực tế.

Lời giải chi tiết:

1. Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ đúng quy định, hiệu lệnh, đoàn kết, phối hợp ăn ý với nhau để truyền tin từ người đầu tiên đến người cuối cùng đúng với đáp án của giáo viên.

2. Từ trò chơi trên em rút ra được những bài học sau: Để tham gia một trò chơi nào đó trước hết phải lắng nghe quy định, hiệu lệnh của quản trò để nắm rõ luật chơi. Sau đó, phải đoàn kết phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn, điều quan trọng là phải trung thực khi chơi, tôn trọng kết quả của mình đạt được.

2.2. Khám phá

2.2.1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật

Câu 1

Đề bài: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Dù sao trái đất vẫn quay!

Ga-li-lê (Galile, 1564 – 1642) là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học và triết học người I-ta-li-a – người mở đầu cho cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Thời ấy, mọi người quan niệm Trái đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ; Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao quay xung quanh Trái đất. Trái lại, nhà bác học Cô-péc-ních (Copernicus) đã phát hiện và khẳng định rằng, Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, Trái đất và các hành tinh đều quay quanh Mặt trời, Ga-li-lê đã chứng minh và bảo vệ cho quan điểm của Cô-péc-ních. Tuy nhiên, do phát ngôn trái với những quan điểm phổ biến thời bấy giờ, Ga-li-lê đã bị buộc phải quỳ trước Tòa án La Mã, thề từ bỏ quan điểm của mình và tuyên bố Trái đất không quay. Nhưng sau đó, ông vẫn tuyên bố: “Dù sao Trái đất vẫn quay!”

Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật như thế nào?

Phương pháp giải:

- Nghiên cứu nội dung thông tin bài đọc, phân tích nội dung xác định nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật như thế nào.

Lời giải chi tiết:

Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật: Galile đã chứng minh bảo vệ quan điểm của Cô–péc–ních đã quan niệm là Mặt trời là trung tâm của vũ trụ, trái đất và các hành tinh khác đều quay quanh mặt trời. Trong khi thời bấy giờ con người quan niệm rằng trái đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, mặt trời, mặt trăng và các vì sao quay xung quanh trái đất, cho dù phát ngôn trái với những quan điểm đó và buộc phải quỳ trước tòa án La Mã nhưng ông vẫn bảo vệ sự thật, từ đó nhà Bác học Galilê đã trở thành người mở đầu cho cuộc cách mạng khoa học hiện đại.

Câu 2

a. Em hãy tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các bức tranh dưới đây.

b. Em hãy kể thêm các biểu hiện của tôn trọng sự thật.

Hình ảnh: (trang 18)

Phương pháp giải:

- Quan sát trực quan, phân tích hình nội dung từng hình.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

a. Biểu hiện của tôn trọng sự thật trong hình ảnh trên: 

Tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các bức hình:

- Cả 2 bạn học sinh đã tự giác nhận lỗi lầm của mình.

- Bạn nam đã dũng cảm nói lên sự thật

- 2 bạn nữ đã dám đứng lên nói sự cho bác bảo vệ biết.

b. Các biểu khác của tôn trọng sự thật: 

- Dám chỉ ra việc làm sai của người khác.

- Luôn dũng cảm nói lên sự thật.

2.2.2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật

Đề bài: Đọc đoạn hội thoại dưới đây để trả lời câu hỏi:

Bố của Toàn là một tấm gương về lòng trung thực. Ông thường dạy Toàn phải tôn trọng sự thật. Một lần, Toàn hỏi bố:

Bố ơi, câu nói “Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt” có đúng không?

Bố Toàn ôn tồn trả lời:

Không đúng đâu con. Người thẳng thắn, thật thà, biết tôn trọng sự thật sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp bởi tôn trọng sự thật, làm chứng cho sự thật là bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh oan sai, nhầm lẫn, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đôi khi, người thẳng thắn, thật thà phải chịu thiệt thòi, thậm chí còn bị người xấu hãm hại. Nhưng khi con sống thật, con sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng. Nếu có giả dối, mọi người sẽ ghét bỏ, xa lánh con. Sự dối trá là nguyên nhân của những xung đột, đổ vỡ. Các nhà khoa học còn chứng minh được rằng: Nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn!

Vâng ạ, con cảm ơn bố!

Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại.

Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

- Phân tích nội dung thông tin, giải quyết vấn đề, phân tích câu hỏi.

- Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

a. Từ qua đoạn hội thoại trên em có suy nghĩ sau: đã giúp em có được một bài học quý giá nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn. Nếu nói lời giả dối, sống giả dối mọi người sẽ bị ghét bỏ, xa lánh, không tin tưởng, sự dối trá là nguyên nhân của những xung đột, đổ vỡ.

b. Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa: góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai; giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

2.2.3. Cách tôn trọng sự thật

Đề bài: Em hãy đọc các thông tin dưới đây để:

a. Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin.

b. Thảo luận về cách tôn trọng sự thật.

1. Thấy tên trộm đang móc túi của hành khách trên xe buýt, Vũ đi đến bên chú phụ xe, thì thầm: “Chú ơi, cháu nhìn thấy người áo đen kia móc túi ạ!”

2. Giờ ra chơi, Nam ném đá làm vỡ cửa kính lớp học. Thầy giáo biết sự việc xảy ra nên hỏi cả lớp: “Ai đã làm vỡ cửa kính lớp học?” Cả lớp im lặng căng thẳng. Dũng nhắc khẽ: “Nam, cậu nhận lỗi đi!”. Nam tỉnh bơ: “Thầy không biết, chẳng tội gì tớ phải nhận”. Thầy giáo hỏi: “Nam, em có biết ai làm không?” Nam vội trả lời: “Thưa thầy, em có thấy một anh ném đá vào cửa kính lớp học rồi chạy đi ạ!”. Thầy hỏi Dũng: “Lớp trưởng, đúng là như vậy chứ?”. Dũng đứng dậy: “Thưa thầy, em đã biết người làm điều đó. Sau giờ học, bạn ấy sẽ gặp riêng thầy để nhận lỗi ạ!”

3. Dung cùng mẹ đến nhà bác Mai chơi. Bác bóc bánh giò mời hai mẹ con. Dung lắc đầu, từ chối: “Cháu cảm ơn bác, nhưng nhà cháu không có ai thích món này. Ăn bánh giò béo, ngấy lắm ạ!”. Mẹ Dung từ tốn: “Bác cho em xin miếng nhỏ thôi, mẹ con em vừa mới ăn sáng ở nhà”.

Phương pháp giải:

- Xử lý tình huống, cách các nhân vật ứng xử trong các tình huống thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

a. Qua thông tin trên em có những nhận xét về cách ứng xử của các nhân vật như sau:

1) Hai bạn nhỏ trong bức tranh trên rất đáng khen ngợi, vì đã dũng cảm nói lên sự thật, tố cáo người móc túi với bác tài xế. 

2) Dũng là một lớp trưởng gương mẫu, trung thực không bao che cho lỗi sai của bạn Nam, biết tôn trọng sự thật nói không với sự gian dối của bạn. Còn Nam trong bức tranh là một bạn vô cùng gian dối, không nhận lỗi sai của mình còn đổ oan cho người khác, đây là đức tính xấu chúng ta cần thay đổi.

3)  Mẹ bạn Dung là một người từ tốn, rất biết cách ăn nói và lời từ chối khéo của mẹ Dung đã nói lên sự thật.

b. Cách tôn trọng sự thật: trước hết chúng ta phải tôn trọng sự thật về chính bản thân mình, có trách nhiệm với những lời nói và việc làm của mình. Sau đó là tôn trọng sự thật xung quanh chúng ta, luôn nói thật với bạn bè, thầy cô giáo và cha mẹ, bằng thái độ dũng cảm, khéo léo và tinh tế nói lên những sự thật mà chúng ta biết.

 Luyện tập

Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:

+ Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
+ Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.
+ Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
+ Không đồng tính với việc nói dối hoặc che dấu sự thật.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 4 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 20 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 21 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 21 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 2 trang 21 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 14 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 trang 14 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 trang 14 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 4 trang 15 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 5 trang 16 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 6 trang 16 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 4: Tôn trọng sự thật

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON