YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỷ luật


Bài học này các em học sinh hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật. Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác. Hi vọng đây là tài liệu học tập hỗ trợ cho các em. Mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu bài học: Bài 5: Tôn trọng kỷ luật

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Truyện đọc: Giữ luật lệ chung

  • Khi đến thăm chùa Bác Hồ đã làm gì?
    • Bác bỏ dép trước khi vào chùa như mọi người, Bác đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
  • Đi đến ngã tư, gặp đèn đỏ Bác đã làm gì?

    • Bác đã dừng lại đúng vạch và chờ đèn xanh bật lên mới đi.

  • Việc làm đó thể hiện Bác là người như thế nào?

    • Bác là người tôn trọng những quy định chung, là người có kỉ luật

    • Bác nói: Phải gương mẫu, tôn trọng luật lệ giao thông.

1.2. Nội dung bài học

1. Khái niệm

  • Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.
  • Ví dụ: Thực hiện nội quy của nhà trường, chấp hành luật giao thông, không gây mất trật tự ở bệnh viện, không xã rác nơi công cộng…

2. Ý nghĩa

  • Sống tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích bản thân.
  • Những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong gia đình
    • Ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp, hoàn thành tốt nhiệm vụ…
  • Những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường
    • Vào lớp đúng giờ, trực nhật theo sự phân công, học bài, làm bài trước khi đến lớp...
  • Những hành vi thể hiện tính kỉ luật ngoài xã hội
    • Không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung, không hút thuốc nơi công cộng, không dẫm cỏ, hái hoa trong công viên...
  • Một số hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật
    • Không trực nhật khi đến phiên mình, tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc, đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng…
  • Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tôn trọng kỉ luật

1. Đất có lề, quê có thói

Ao có bờ, sông có bến

Ăn có chừng, chơi có độ 

2. Phép vua thua lệ làng

3.  Nhập gia tùy tục

2. Luyện tập Bài 5 GDCD 6

Qua bài học này các em hiểu khái niệm tôn trọng kỉ luật. Biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. Để từ đó các em có những hành vi, cách ứng xử tôn trọng kỉ luật. Trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi.
    • B. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.
    • C. Thực hiện đúng nội quy, quy định trường lớp
    • D. A, B, C
    • A. Thực hiện nội quy của nhà trường
    • B. Không gây mất trật tự ở bệnh viện
    • C. Không xã rác nơi công cộng
    • D. A, B, C
    • A. Phép vua thua lệ làng
    • B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    • C. Giấy rách phải giữ lấy lề
    • D. Sông có khúc người có lúc

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 13 SGK GDCD 6

Bài tập 2 trang 13 SGK GDCD 6

Bài tập 3 trang 13 SGK GDCD 6

3. Hỏi đáp Bài 5 GDCD 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF