Trên bề mặt của Trái Đất ngoài địa hình núi ra thì còn có 1 số dạng địa hình khác nữa: Bình nguyên, cao nguyên, đồi,... Vậy các dạng địa hình này như thế nào? Đặc điểm ra sao mời các em cùng tìm hiểu bài học này: Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
Tóm tắt lý thuyết
1. Bình nguyên (đồng bằng)
(Địa hình bình nguyên)
- Độ cao: Độ cao tuyệt đối từ 200m → 500m
- Đặc điểm hình thái, gồm hai loại đồng bằng:
- Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng (tiêu biểu châu Âu, Canada)…
- Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng (tiêu biểu Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long)..
- Giá trị kinh tế:
- Trồng cây lương thực → Nông nghiệp phát triển→ Dân cư đông đúc
- Tập trung nhiều thành phố lớn.
2. Cao nguyên
- Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m
- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
- Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam)…
- Giá trị kinh tế
- Trồng cây công nghiệp
- Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh qui mô lớn.
3. Đồi
- Độ cao: Độ cao tương đối dưới 200m
- Đặc điểm hình thái:
- Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi
- Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.
- Khu vực nổi tiếng: Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên…
- Giá trị kinh tế:
- Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.
- Chăn thả gia súc.
Lời kết
Học xong bài học này các em cần nắm được nội dung sau:
- Nêu được đặc điểm, hình dạng, độ cao của 3 dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi
- Nhận dạng địa hình bình nguyên, cao nguyên qua tranh ảnh, mô hình
Ngoài ra, các em hãy tham khảo cách Giải bài tập Địa lý 6 Bài 14 ở cuối bài học và tham gia làm phần thi Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 14 có các câu hỏi để cũng cố kiến thức đã học.
Các em hãy cùng nhau tham khảo bài học tiếp theo: Bài 15: Các mỏ khoáng sản
-- Mod Địa Lý 6 HỌC247
Được đề xuất cho bạn