HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức, nội dung của bài học bao gồm các kiến thức về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, ... Thông qua nội dung bài học các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa của khu vực Mỹ La tinh.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lí
- Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2
- Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
Hình 1. Bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La tinh
- Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.
- Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa), là thị trường tiêu thụ rộng lớn và nơi cung cấp nguồn đầu tư quan trọng cho các nước Mỹ La-tinh.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Địa hình và đất
- Nhìn chung, khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.
- Đặc điểm và tác động của các dạng địa hình:
1.2.2. Khí hậu
- Khí hậu của phần lớn lãnh thổ Mỹ La-tinh có tính chất nóng, ẩm. Do phạm vi lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ và đặc điểm địa hình nên khí hậu Mỹ La-tinh phân hóa đa dạng thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau như: Đới khí hậu xích đạo; Đới khí hậu cận xích đạo; Đới khí hậu nhiệt đới; Đới khí hậu cận nhiệt có mùa hạ nóng, mùa đông ấm và đới khí hậu ôn đới; Các vùng núi cao ở phía tây lục địa Nam Mỹ có kiểu khí hậu núi cao.
- Tác động: Khí hậu Mỹ La-tinh thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp nhiệt đới với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp. Đồng thời, cũng gây một số khó khăn cho đời sống và sản xuất: một số khu vực có khí hậu khắc nghiệt (ví dụ: hoang mạc A-ta-ca-ma quá khô hạn, phía tây đồng bằng A-ma-dôn quá ẩm ướt,...); vùng biển Ca-ri-bê và dải đất Trung Mỹ hằng năm chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới và lũ lụt.
1.2.3. Sông, hồ
- Mạng lưới sông khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài, phần lớn các sông nhiều nước quanh năm như A-ma-dôn, Ô-ri-nô-cô,... Sông ngòi có giá trị về nhiều mặt: là đường giao thông quan trọng, nguồn nước tưới tiêu, tiềm năng thuỷ điện lớn và là các địa điểm du lịch hấp dẫn.
- Các hồ ở Mỹ La-tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà. Một số hồ có ý nghĩa về du lịch, ví dụ như: hồ Ti-ti-ca-ca, Ni-ca-ra-goa,....
1.2.4. Sinh vật
- Thảm thực vật của Mỹ La-tinh rất đa dạng, bao gồm: rừng nhiệt đới (rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa,...), rừng cận nhiệt đới, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc,...
- Giới động vật ở Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu, như: thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ (La-ma),...
Hình 2. Rừng mưa nhiệt đới Amazon
1.2.5. Khoáng sản
- Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.
- Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...
- Tài nguyên khoáng sản là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt do bị khai thác quá mức.
1.2.6. Biển
- Mỹ La-tinh giáp ba đại dương, có vùng biển rộng.
- Tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản phát triển, nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương.
- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.
- Nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-bê có các bãi biển đẹp, nước trong xanh thuận lợi phát triển du lịch biển.
1.3. Dân cư và xã hội
1.3.1. Dân cư
Đặc điểm và sự ảnh hưởng của dân cư đến khu vực Mỹ La tinh như sau:
1.3.2. Đô thị hóa
- Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La tinh
+ Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.
+ Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân.
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư, ... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.
+ Khó khăn: đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...
1.3.3. Xã hội
- Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, thường gọi là “văn hóa Mỹ La-tinh”, với nhiều lễ hội, ẩm thực, âm nhạc, vũ điệu độc đáo được hình thành từ sự kết hợp văn hóa của những nền văn minh cổ đại (In-ca, May-a, A-dơ-tếch) với văn hóa của các chủng tộc di dân tới Mỹ La-tinh. Văn hóa đa dạng, đặc sắc là điểm nhấn thu hút khách du lịch quốc tế.
- Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân các nước Mỹ La-tinh đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
- Bên cạnh sự tiến bộ xã hội, ở nhiều nước Mỹ La-tinh vẫn còn một số vấn đề tồn tại: Chênh lệch giàu nghèo, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia, ...
Bài tập minh họa
Nêu những điều kiện thuận lợi để khu vực Mỹ La-tinh có thể phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và du lịch?
Hướng dẫn giải
- Tài nguyên khoáng sản ở khu vực Mỹ La-tinh rất phong phú, đa dạng, nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn, như: sắt, chì, kẽm, bạc, đồng, dầu mỏ… điều này đã tạo thuận lợi cho các nước Mỹ La-tinh phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế tạo…
- Các điều kiện để phát triển du lịch ở Mỹ Latinh:
+ Tiếp giáp với Mĩ và Ca-na-đa, đây là hai nước phát triển, người dân có mức sống cao nên tỉ lệ dân cư đi du lịch nhiều hơn khu vực khác.
+ Địa hình đa dạng, nhiều nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp.
+ Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú, mạng lưới sông hồ phát triển,… cũng thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động: du lịch khám phá, du lịch sinh thái,…
+ Tiếp giáp với 3 đại dương, ở nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-bê có các bãi biển đẹp, nước trong xanh, thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
+ Mỹ La-tinh có nền văn hóa đa dạng, độc đáo, nhiều di sản văn hóa được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới, … đây cũng là một điểm nhấn thu hút khách du lịch quốc tế.
Luyện tập Bài 6 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được vấn đề đô thị hoá, một số vấn để về dân cư, xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.
3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Điều kiện sống ở các thành phố lớn rất thuận lợi
- B. Chiến tranh ở các vùng nông thôn xảy ra nhiều nơi
- C. Công nghiệp ở đô thị phát triển với tốc độ nhanh
- D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm
-
- A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông
- B. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao
- C. Chênh lệch giàu nghèo rõ rệt
- D. Hiện tượng đô thị hóa tự phát
-
- A. Đồng bằng A-ma-dôn
- B. Vùng núi An-đét
- C. Đồng bằng La Pla-ta
- D. Đồng bằng Pam-pa
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 6 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 22 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 22 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 26 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục III1 trang 28 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục III2 trang 28 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục III3 trang 29 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 29 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 29 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 29 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 6 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247