Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về kinh tế của Trung Quốc cũng như trau dồi thêm các kiến thức về kinh tế của vùng duyên hải Trung Quốc HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng của Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nội dung
Viết báo cáo về sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc.
1.2. Nguồn tư liệu
- Thông tin trên internet có nội dung liên quan đến kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc.
- Sách, báo, tạp chí, ... có nội dung liên quan.
1.3. Gợi ý cấu trúc báo cáo
SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC 1. Giới thiệu vùng duyên hải 2. Những thay đổi của vùng duyên hải - Về GDP - Về vai trò của vùng duyên hải đối với nền kinh tế Trung Quốc |
1.4. Thông tin tham khảo
Bảng. GDP theo giá hiện hành của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Trung Quốc năm 2011 và năm 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
(Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, 2022)
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).
- Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền Tây Trung Quốc.
Một góc thành phố Thượng Hải
1.5. Thu hoạch
SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC
1. Giới thiệu vùng duyên hải
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.
- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (2021).
- Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền tây Trung Quốc.
2. Những thay đổi của vùng duyên hải
- Về GDP
+ Các tỉnh vùng duyên hải của Trung Quốc có giá trị GDP khá cao và đang tăng dần. GDP năm 2011 chỉ đạt 4410 tỉ USD thì đến năm 2021 đã đạt 9500 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi.
+ Trong giai đoạn 2011 - 2021, GDP các tỉnh duyên hải đều tăng thêm hàng trăm tỉ USD, cao nhất là các tỉnh Quảng Đông (1947 tỉ USD), Giang Tô (1832 tỉ USD).
- Về trị giá xuất nhập khẩu:
+ Trị giá xuất nhập khẩu của các tỉnh ngày càng cao
+ Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, tiêu biểu là ở các cảng Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Thiên Tân.
+ Năm 2010, cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Cuối năm 2016 lượng hàng hóa ra vào tại cảng lên tới 514 triệu tấn. Cảng Thượng Hải được xem là vị trí cửa ngõ giao thương của khu vực sông Dương Tử với thương mại thế giới.
- Về vai trò của vùng duyên hải:
+ Hình thành các cực tăng trưởng tiêu biểu như: Thượng Hải, Thiên Tân
+ Vùng này được coi là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng ở hạ lưu Trường Giang và ven biển Hoa Đông.
+ Hình thành nên cục diện mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, hình thành nên điểm - tuyến - diện, hình thành hai vành đai, hai cực tăng trưởng của Trung Quốc, đó là Quảng Đông và Thượng Hải.
Luyện tập Bài 28 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết: khai thác, chọn lọc thông tin từ internet và các nguồn thông tin khác liên quan đến sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc và viết báo cáo.
2.1. Trắc nghiệm Bài 28 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam
- B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam
- C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung
- D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung
-
- A. Đông Bắc
- B. Hoa Bắc
- C. Hoa Trung
- D. Hoa Nam
-
- A. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ
- B. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi
- C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
- D. Nhiều hoang mạc, bồn địa
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 28 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 28 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247