Nội dung Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư Hoa Kỳ trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội của Hoa Kỳ. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lí
a. Đặc điểm
- Diện tích rộng lớn, khoảng 9,5 triệu Km2.
- Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, cách xa các trung tâm kinh tế khác.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía bắc: giáp Ca-na-đa và Bắc Băng Dương.
+ Phía đông: giáp Đại Tây Dương.
+ Phía tây: giáp Thái Bình Dương.
+ Phía nam: giáp Mê-hi-cô.
b. Ảnh hưởng
- Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.
- Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ giao lưu, phát triển kinh tế:
+ Dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển;
+ Tiếp giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô là những quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời là những thị trường tiêu thụ rộng lớn.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Địa hình và đất
a. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ: địa hình đa dạng và phân hóa từ tây sang đông:
- Khu vực phía tây:
+ Miền núi Coóc-đi-e: Có nhiều dãy núi trẻ, cao trung bình trên 3.000 m. Xen giữa các dãy núi là các bồn địa và cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc => địa hình không thuận lợi cho giao thông và cư trú nhưng có nhiều cảnh đẹp. Chủ yếu là đất đỏ nâu, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Vùng ven Thái Bình Dương: Có các thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp. Đất đai màu mỡ, thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi.
- Khu vực phía đông:
+ Vùng núi A-pa-lát: là dãy núi già, độ cao trung bình 1000 - 1500 m, có nhiều thung lũng rộng => thuận lợi cho cư trú và sản xuất nông nghiệp.
+ Đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích khá lớn và bằng phẳng. Đất phù sa màu mỡ, thích hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả
+ Vùng đồng bằng ở giữa gồm đồng bằng Trung tâm, đồng bằng Lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô. Các loại đất chủ yếu là: đất đen, đất phù sa, đất nâu xám rừng lá rộng... nhìn chung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cư trú.
b. Bán đảo A-la-xca:
- Địa hình rất đa dạng: nhiều dãy núi trẻ xen kẽ các đồng bằng.
- Địa hình chia cắt, không thuận lợi cho giao thông và cư trú.
c. Quần đảo Ha-oai:
- Có nguồn gốc núi lửa, trong đó một số núi lửa còn hoạt động.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, các dạng địa hình bờ biển,... thuận lợi để phát triển du lịch.
Hình 1. Bản đồ tự nhiên Hoa Kỳ
1.2.2. Khí hậu
- Đặc điểm
+ Phân hóa đa dạng thành nhiều đới, kiểu khí hậu khác nhau.
+ Ở các vùng núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: Cho sản xuất và cư trú. Sự phân hóa khí hậu tạo thuận lợi cho nông nghiệp có cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng, gồm các sản phẩm nông nghiệp, cận nhiệt và ôn đới.
+ Khó khăn: Hoa Kỳ cũng có nhiều thiên tai như bão nhiệt đới, bão tuyết, vòi rồng, lốc xoáy, mưa đá,... ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
1.2.3. Sông, hồ
a. Đặc điểm:
- Sông:
+ Có nhiều sông lớn như: Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a...
+ Các sông chủ yếu chảy ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương;
+ Chế độ nước sông phức tạp do có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau.
- Có nhiều hồ lớn. Đặc biệt, vùng Ngũ Hồ nằm ở biên giới giữa Hoa Kỳ với Ca-na-đa là một hệ thống gồm 5 hồ với tổng diện tích khoảng 245000 km2.
b. Ảnh hưởng:
- Các sông ở Hoa Kỳ có giá trị về nhiều mặt: thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện, du lịch, ...
- Các hồ ở Hoa Kì có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, cung cấp nước cho sinh hoạt, giao thông, đánh cá, du lịch, …
Hình 2. Quang cảnh hồ Michigan
1.2.4. Sinh vật
- Thảm thực vật đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông:
+ Đài nguyên và đài nguyên rừng phân bố ở A-la-xca.
+ Rừng lá kim chủ yếu ở phía tây, ven Thái Bình Dương. Rừng lá rộng phân bố ở phía đông, ven Đại Tây Dương.
+ Khu vực phía tây nam phát triển rừng lá cứng.
- Tổng diện tích rừng của Hoa Kỳ năm 2020 là 309,8 triệu ha, chiếm 7,6% diện tích rừng thế giới, là cơ sở để phát triển các ngành lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản,...
- Động vật tự nhiên ở Hoa Kì đa dạng, các loài tiêu biểu là: Đại bàng đầu trắng, bò Bi-dông, gấu nâu, …
1.2.5. Khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới với đầy đủ các nhóm khoáng sản quan trọng:
+ Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) tập trung ở phía đông bắc và ven vịnh Mê-hi-cô;
+ Kim loại đen (sắt, crôm, mô-líp-đen,..) phân bố ở phía nam vùng Ngũ Hồ, kim loại màu (đồng, vàng, chì - kẽm,...) phân bố chủ yếu ở phía tây;
+ Khoáng sản phi kim loại (phốt phát,...) phân bố rải rác ở phía tây và phía đông nam.
- Nhiều loại khoáng sản của Hoa Kỳ có trữ lượng hàng đầu thế giới.
Bảng 1. Trữ lượng một số loại khoáng sản của Hoa Kỳ năm 2020
1.2.6. Biển
- Đặc điểm:
+ Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với các biển, vịnh biển lớn như: vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca, biển Xác-gát,...
+ Ven biển có nhiều vịnh và bãi biển đẹp.
+ Thềm lục địa chứa nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Ảnh hưởng: Là tài nguyên quan trọng đối với Hoa Kỳ, đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thủy sản; du lịch biển, vận tải biển; khai thác khoáng sản,…
1.3. Dân cư
1.3.1. Quy mô và sự gia tăng dân số
a. Đặc điểm
- Là nước đông dân, đứng thứ ba trên thế giới (331,5 triệu người, năm 2020).
- Cơ cấu dân số già:
+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng.
+ Người trong nhóm tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao.
b. Ảnh hưởng
- Dân số đông tạo nên nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Người trong nhóm tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng nảy sinh những khó khăn như: giải quyết việc làm,…
- Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng làm gia tăng tăng chi phí cho y tế và phúc lợi xã hội....
1.3.2. Chủng tộc và vấn đề nhập cư
- Dân cư Hoa Kỳ gồm nhiều chủng tộc và dân tộc đến từ khắp nơi trên thế giới với nhiều phong tục, tập quán khác nhau.
- Trong lịch sử, Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư.
- Chủ nhân đầu tiên của Hoa Kì là người Anh-điêng.
1.3.3. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số trung bình năm 2020 của Hoa Kỳ là 35 người/km2, thuộc loại thấp so với thế giới.
- Phân bố dân cư ở Hoa Kỳ không đều: Dân cư tập trung đông ở các bang ven biển, đặc biệt là ven Đại Tây Dương; Dân cư thưa thớt ở các bang nội địa và vùng núi phía tây.
- Hoa Kỳ có trình độ đô thị hoá cao.
Bài tập minh họa
Bài 1: Nêu những thuận lợi mà vị trí địa lí mang đến cho sự phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ?
Hướng dẫn giải
+ Diện tích lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.
+ Giáp ba đại dương lớn, nên Hoa Kỳ dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển.
+ Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô là hai quốc gia có tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.
Bài 2: Các đô thị ở Hoa Kỳ có sự phân bố như thế nào?
Hướng dẫn giải
Nhìn chung các đô thị ở Hoa Kỳ phân bố không đồng đều:
+ Mạng lưới các đô thị từ 10 triệu dân trở lên và các đô thị từ 5 triệu - 10 triệu dân phân bố dày đặc ở các vùng: duyên hải Đông Bắc (Bốt-tơn, Phi-la-đen-phi-a, Oa-sinh-tơn, Niu-Oóc), ở ven vịnh Mê-hi-cô (Đa-lát), ven Thái Bình Dương (Xan Phran-xít-cô, Lốt An-giơ-lét), xung quanh vùng Hồ Lớn (Chi-ca-gô, Đi-troi).
+ Chỉ có số ít các đô thị dưới 5 triệu dân phân bố rải rác ở các vùng: nội địa trung tâm (Cô-lô-ra-đô), vùng núi phíaTây Bắc (Poóc-len, Xit-tơn).
Luyện tập Bài 18 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được tác động của quy mô và sự gia tăng dân số, sự đa dạng về chủng tộc, nhập cư, sự phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kỳ.
3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Ôn đới lục địa và hàn đới
- B. Hoang mạc và ôn đới lục địa
- C. Cận nhiệt đới và ôn đới
- D. Cận nhiệt đới và xích đạo
-
- A. Châu Á - Thái Bình Dương
- B. Ấn Độ, Trung Quốc
- C. Nhật Bản, Ôxtraylia
- D. Châu Âu, châu Phi
-
- A. Tích lũy nhiều kinh nghiệm sản xuất
- B. Bổ sung nguồn lao động lớn, không mất chi phí đào tạo
- C. Tiếp thu nền văn minh thế giới
- D. Tạo một nền văn hóa đa dạng phong phú
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 18 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 81 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 81 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 85 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 87 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 87 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 87 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 87 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 18 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247