YOMEDIA
NONE

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung của Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức sẽ trang bị cho các em các kiến thức về mục tiêu, cơ chế hoạt động, thành tựu và thách thức, vai trò của Việt Nam đối với ASEAN. Nội dung chi tiết các em tham khảo nội dung bài giảng dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN

1.1.1. Mục tiêu

- Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”.

Trụ sở của ASEAN tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a

Hình 1. Trụ sở của ASEAN tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a

1.1.2. Cơ chế hoạt động

Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.

Bảng 13.1. Các cơ quan của ASEAN

Các cơ quan của ASEAN

1.2. Một số hợp tác của ASEAN

1.2.1. Hợp tác về kinh tế

- Mục đích: Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư - xã hội để phát triển kinh tế; Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.

 

- Một số hoạt động hợp tác:

+ Hợp tác kinh tế nội khối: Khu vực thương mại tự do (AFTA) được thành lập vào năm 1992, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được kí năm 2009, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời tại Cuala Lămpơ (Malaixia) năm 2015, Thành lập các khu kinh tế đặc biệt (SEZ), ...

+ Hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới: Triển khai nhiều hình thức liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế.

1.2.2. Hợp tác về văn hóa, y tế

- Văn hoá: Xây dựng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC), hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, ...

- Giáo dục: Hình thành tổ chức mạng lưới các trường Đại học ASEAN (AUN), tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (SEAMEO), ...

- Y tế: Thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (RRMS), Quỹ ASEAN ứng phó OOVID-19, ....

- Thể thao: SEA Games, ASEAN Paragames, ....

Hình 2. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 31 được tổ chức tại Việt Nam

1.3. Thành tựu và thách thức

Bảng 13.2. Thành tựu và thách thức của ASEAN

1.4. Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN

1.4.1. Sự hợp tác của Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

1.4.2. Vai trò của Việt Nam

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối; Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế; Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu.

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày những thành tựu của ASEAN đã đạt được?

 

Hướng dẫn giải

- Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

- Văn hóa, xã hội: đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.

- An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.

 

Bài 2: Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên những phương diện nào?

 

Hướng dẫn giải

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện như: Vai trò trong việc kết nạp các thành viên; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối; Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. 

Luyện tập Bài 13 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được mục tiêu, cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá, các thành tựu và thách thức của ASEAN.

- Chứng minh được sự hợp tác đa đạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

- Khai thác, chọn lọc, hệ thống hoá được các tư liệu từ các nguồn khác về địa lí khu vực ASEAN.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 13 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 61 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục I1 trang 62 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục I2 trang 62 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục II trang 64 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục III trang 64 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 65 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 65 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 65 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 13 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON