YOMEDIA
NONE

Địa lí 11 Cánh diều Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước


Dựa theo trình độ phát triển, các nước trên thế giới được phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển. Vậy dựa vào những tiêu chí nào để có thể phân chia như thế? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước trong chương trình SGK Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các nhóm nước

- Dựa theo trình độ phát triển kinh tế, các nước trên thế giới được phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển.

- Việc phân chia đó được dựa vào các chỉ tiêu: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

+ Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/ người).

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành.

+ Chỉ số phát triển con người (HDI).

HDI, cơ cấu GDP và GN/người của một số nước trên thế giới năm 2020

HDI, cơ cấu GDP và GN/người của một số nước trên thế giới năm 2020

(Nguồn: WB, UN, 2022; Niên giám thống kê Việt Nam 2021)

1.2. Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

1.2.1. Về kinh tế

- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

+ Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

+ Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

- Cơ cấu kinh tế

+ Các nước phát triển: Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

+ Hầu hết các nước đang phát triển: Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế

+ Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.

+ Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang bắt đầu chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

1.2.2. Về xã hội

- Dân cư, đô thị hóa

+ Các nước phát triển: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già, gây ra những vấn đề cần giải quyết về thiếu nguồn lao động và tăng cao chi phí phúc lợi xã hội. Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí cao, chất lượng cuộc sống cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm. Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ, tạo nhiều áp lực về việc làm. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao.

- Giáo dục và y tế

+ Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao.

+ Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng.

Bảng. Một số chỉ tiêu về xã hội của một số nước năm 2020

(Nguồn: WB, UN, 2022)

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu sự khác biệt về quy mô, tốc độ phát triển kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển?

 

Hướng dẫn giải

- Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

- Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

 

Bài 2: Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt như thế nào về dân cư, đô thị hóa?

 

Hướng dẫn giải

- Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già.

+ Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cao.

- Phần lớn các nước đang phát triển:

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm.

+ Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.

+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao.

Luyện tập Bài 1 Địa lí 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển.

- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Địa lí 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Phần 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Địa lí 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Cánh diều Phần 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 4 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 6 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 7 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 8 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 8 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 8 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1 Địa lí 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF