Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 325619
Mắc nối tiếp 3 pin giống nhau, biết mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong \(1\Omega \). Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
- A. 9V và \(9\Omega \)
- B. 9V và \(3\Omega \)
- C. 3V và \(9\Omega \)
- D. 3V và \(3\Omega \)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 325620
Mối liên hệ giữa hiệu điện thế \({U_{MN}}\) và hiệu điện thế \({U_{NM}}\) là
- A. \({U_{MN}} = {U_{NM}}\)
- B. \({U_{MN}} = \dfrac{1}{{{U_{NM}}}}\)
- C. \({U_{MN}} = - {U_{NM}}\)
- D. \({U_{MN}} = - \dfrac{1}{{{U_{NM}}}}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 325622
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tác dụng của dòng điện?
- A. Acquy làm cho bóng đèn sợi đốt sáng lên biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện
- B. Nam châm điện là một ví dụ về tác dụng từ của dòng điện
- C. Hiện tượng điện giật là một tác dụng sinh lý của dòng điện.
- D. Bàn là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 325623
Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Công suất tiêu thụ định mức của bóng đèn là
- A. 100W
- B. 220W
- C. 120W
- D. 320W
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 325625
Một điện tích điểm \(Q\), cường độ điện trường tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng \(r\) có độ lớn được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
- A. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^3}}}\)
- B. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\sqrt r }}\)
- C. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{r}\)
- D. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 325626
Một nguồn điện có suất điện động E, dòng điện qua nguồn có cường độ I, thời gian dòng điện qua mạch là t. Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức
- A. P = UI
- B. P = EI
- C. P = UIt
- D. P = EIt
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 325629
Một sợi dây đồng có điện trở \(75\Omega \) ở nhiệt độ \({20^0}C\). Điện trở của sợi dây đó ở \({70^0}C\) là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là \(\alpha = 0,04{K^{ - 1}}\)
- A. \(60\Omega \)
- B. \(70\Omega \)
- C. \(80\Omega \)
- D. \(90\Omega \)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 325630
Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
- A. trong kĩ thuật hàn điện.
- B. trong kĩ thuật mạ điện.
- C. trong điốt bán dẫn.
- D. trong ống phóng điện tử.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 325633
Một dây dẫn kim loại có điện lượng \(q = 30C\) đi qua tiết diện của dây trong thời gian 2 phút. Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là
- A. \(3,{125.10^{18}}\) hạt.
- B. \(15,{625.10^{17}}\) hạt.
- C. \(9,{375.10^{18}}\) hạt.
- D. \(9,{375.10^{19}}\) hạt.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 325634
Một bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là \(I = 10A\). Cho \({A_{Ag}} = 108\left( {dvC} \right)\), \({n_{Ag}} = 1\). Lượng \(Ag\) bám vào catốt trong thời gian \(16\) phút \(5\) giây là:
- A. \(10,8\left( {kg} \right)\)
- B. \(10,8\left( g \right)\)
- C. \(0,54\left( g \right)\)
- D. \(1,08\left( g \right)\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 325636
Khi một điện tích \(q = - 8C\) di chuyển từ M đến một điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công \( - 24J\). Hỏi hiệu điện thế \({U_{MN}}\) bằng bao nhiêu?
- A. \(12V\)
- B. \( - 12V\)
- C. \(3V\)
- D. \( - 3V\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 325637
Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
- A. electron, ion dương và ion âm.
- B. electron và ion dương.
- C. electron
- D. ion dương và dòng ion âm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 325639
Một ắc quy có suất điện động \(12V\) và điện trở trong \(2\Omega \), mạch ngoài điện trở \(R = 6\Omega \). Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện qua nguồn là
- A. \(I = 6\left( A \right)\)
- B. \(I = 1,5\left( A \right)\)
- C. \(I = 3\left( A \right)\)
- D. \(I = 2,5\left( A \right)\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 325640
Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn \(7,5V - 3\Omega \) thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn:
- A. \(7,5V - 1\Omega \)
- B. \(2,5V - 1/3\Omega \)
- C. \(2,5V - 3\Omega \)
- D. \(2,5V - 3\Omega \)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 325642
Có 2 điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\) chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. \({q_1}{q_2} > 0.\)
- B. \({q_1} < 0\) và \({q_2} < 0\)
- C. \({q_1} > 0\) và \({q_2} > 0\)
- D. \({q_1}{q_2} < 0\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 325643
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.
- B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.
- C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.
- D. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 325645
Công thức định luật Ôm cho toàn mạch là gì?
- A. \({U_{AB}} = \xi - rI\)
- B. \(U = IR\)
- C. \(I = \dfrac{\xi }{{R + r}}\)
- D. \(\xi = RI + rI\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 325650
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với
- A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.
- B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
- C. hiệu điện thế hai đầu mạch.
- D. cường độ dòng điện trong mạch.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 325652
Ở \({20^0}C\) điện trở suất của bạc là \(1,{62.10^{ - 8}}\Omega .m\). Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là \(4,{1.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\) . Ở \(330K\) thì điện trở suất của bạc là
- A. \(4,{151.10^{ - 8}}\Omega m\)
- B. \(3,{679.10^{ - 8}}\Omega m\)
- C. \(1,{866.10^{ - 8}}\Omega m\)
- D. \(3,{812.10^{ - 8}}\Omega m\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 325653
Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích \(Q = {5.10^{ - 9}}\left( C \right)\), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng \(10\left( {cm} \right)\) có độ lớn là:
- A. \(E = 0,225\left( {V/m} \right)\)
- B. \(E = 4500\left( {V/m} \right)\)
- C. \(0,450\left( {V/m} \right)\)
- D. \(E = 2250\left( {V/m} \right)\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 325655
Cho mạch điện gồm suất điện động và điện trở trong là \(E = 12V,r = 2\Omega \). Mạch ngoài gồm \({R_1} = 0,5\Omega \) nối tiếp với một biến trở \({R_2}\). Tính \({R_2}\) để công suất mạch ngoài cực đại?
- A. \(2,5\Omega \)
- B. \(1,5\Omega \)
- C. \(0,5\Omega \)
- D. \(1\Omega \)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 325656
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
- A. Dòng ion dương dịch chuyển thoe chiều điện trường.
- B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
- C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
- D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 325658
Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng \(20c{m^2}\), người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch \(CuS{O_4}\) và anot là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10A\) chạy qua trong thời gian \(2\) giờ \(40\) phút \(50\) giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64\left( {g/mol} \right)\), \(n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho = 8,{91.0^3}kg/{m^3}\).
- A. \(1,8mm\)
- B. \(3,6mm\)
- C. \(3mm\)
- D. \(1mm\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 325659
Một nguồn điện một chiều có suất điện động \(12V\) và điện trở trong \(2\Omega \) được nối với điện trở \(R = 10\Omega \) thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở \(R\) là
- A. 10W
- B. 2W
- C. 20W
- D. 12W
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 325660
Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế \(220V\) thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là \(5\left( A \right)\). Biết giá điện là 600 đồng/kWh. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là
- A. 12600 đồng
- B. 99000 đồng
- C. 126000 đồng
- D. 9900 đồng
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 325662
Hai điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) đẩy nhau, phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
- A. \({q_1} < 0;{q_2} > 0.\)
- B. \({q_1} > 0;{q_2} < 0.\)
- C. \({q_1}{q_2} > 0.\)
- D. \({q_1}{q_2} < 0\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 325663
Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:
- A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
- B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.
- C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
- D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 325665
Trong có một điện lượng di chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn là
- A. \(3,75A\)
- B. \(6A\)
- C. \(2,66A\)
- D. \(0,375A\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 325666
Cho một điện tích điểm \( - Q\); điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
- A. phụ thuộc độ lớn của nó.
- B. hướng về phía nó.
- C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
- D. hướng ra xa nó.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 325667
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là \({U_{MN}} = 1\left( V \right)\). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích \(q = - 1\left( C \right)\) từ M đến N là:
- A. \(A = - 1J\)
- B. \(A = - 1\left( {KJ} \right)\)
- C. \(A = + 1\left( {KJ} \right)\)
- D. \(A = + 1\left( J \right)\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 325668
Cho bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau ghép nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,2\Omega \). Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
- A. \(4,5V;0,6\Omega .\)
- B. \(0,6V;4,5\Omega .\)
- C. \(3V;0,4\Omega .\)
- D. \(3V;0,6\Omega \)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 325669
Công của lực điện không phụ thuộc vào
- A. cường độ của điện trường.
- B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
- C. hình dạng của đường đi.
- D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 325670
Hiện tượng điện phân không được ứng dụng trong việc:
- A. hàn kim loại
- B. mạ điện
- C. đúc điện
- D. luyện kim
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 325671
Dòng điện được định nghĩa là
- A. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
- B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
- C. dòng chuyển động của các điện tích.
- D. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 325672
Để bóng đèn loại \(220V - 60W\) sáng bình thường ở mạng điện hiệu điện thế \(220V\) thì người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
- A. \(R = 200\Omega \)
- B. \(R = 100\Omega \)
- C. \(R = 250\Omega \)
- D. \(R = 160\Omega \)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 325673
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm tăng lên 2 lần và độ lớn của mỗi điện tích tăng 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
- A. tăng 4 lần.
- B. giảm 4 lần.
- C. không đổi.
- D. giảm 16 làn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 325674
Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = -10-7 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 10cm có độ lớn là:
- A. 9.104 V/m.
- B. 9.106 C.
- C. 9.106 V/m.
- D. 9.104 C.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 325675
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí sẽ thay đổi như thế nào khi đặt một tấm kính xen vào giữa hai điện tích đó ?
- A. Phương, chiều và độ lớn không đổi.
- B. Phương không đổi, nhưng chiều ngược lại và độ lớn thì giảm.
- C. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
- D. Phương, chiều không đổi và độ lớn giảm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 325676
Một điện tích q = 2.10-9 C chạy từ một điểm M có điện thế VM = 10V đến điểm N có điện thế VN = 4V, N cách M một khoảng cách 5cm. Công của lực điện là:
- A. 2.10-8 J.
- B. 12.10-9 J.
- C. 8.10-9 J.
- D. 10-8 J.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 325677
Biết khối lượng mol nguyên tử và hóa trị của đồng lần lượt là 64 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng đồng bằng:
- A. 0,003 g.
- B. 11,94 g.
- C. 11,94 kg.
- D. 0,003 kg.