Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 334052
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế: (coi như điều kiện phản ứng có đủ)
- A. CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl.
- B. CH3 – CH3 -> CH2 = CH2 + H2.
- C. CH4 + O2 -> CO2 + H2O.
- D. C2H4 + Br2 -> C2H4Br2.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 334053
Phản ứng H3OH→CH3OCH3+H2O thuộc loại phản ứng gì ?
- A. Phản ứng thế.
- B. Phản ứng cộng.
- C. Phản ứng tách.
- D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 334055
Phản ứng \(CH \equiv CH + 2AgN{O_3} + 2N{H_3} \to Ag - C \equiv C - Ag + 2N{H_4}N{O_3}\) thuộc loại phản ứng gì ?
- A. Phản ứng thế.
- B. Phản ứng cộng.
- C. Phản ứng tách.
- D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 334057
Cho các phản ứng sau:
a) CH2=CH2 + H2O → CH3CH2OH
b) CH4 + 2Cl2 → CH2Cl2 + 2HCl
c) C2H5OH → CH2=CH2 + H2O
d) C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6
e) C6H6 + Cl2 → C6H5Cl + HCl
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 334058
Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Công thức phân tử là:
- A. C2H4O.
- B. C2H4O2.
- C. C3H6O2.
- D. C3H6O.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 334060
Cho các chất sau:
(1): CHCl2 – CHCl2.
(2): CH2Cl – CHCl2.
(3): CCl2H – CHCl2.
(4): CCl2H – CH2Cl.
Số cặp chất biểu diễn cùng một chất (cùng CTPT, cùng CTCT) là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 334063
Cho các chất sau:
(1): CHCl2 – CHCl2.
(2): CH2Cl – CCl3.
(3): CCl2H – CHCl2.
(4): CCl2H – CCl2H.
Cặp chất cùng CTPT nhưng khác CTCT là:
- A. (1) và (3)
- B. (1) và (2)
- C. (1) và (4)
- D. (3) và (4)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 334064
Cho các chất sau:
(1): CH3 – CH2 – OH.
(2): CH3 – O – CH3.
(3): HO – CH2 – CH3.
(4) H – CH2 – CH2 – O – H.
Số chất biểu diễn cùng một chất (cùng CTPT, cùng CTCT) là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 334069
Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,690. Công thức phân tử (CTPT) của limonen là:
- A. C12H16
- B. C10H16
- C. C6H8
- D. C5H8
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 334072
Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng y giáo chủ được tách chiết từ một loài ốc biển. Đó là một hợp chất có thành phân nguyên tố gồm: 45,7%C, 1,90%H, 7,60%O, 6,70% N và 38,10%Br. Công thức phân tử (CTPT) của phẩm đỏ là: (Biết bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được rằng trong phân tử “phẩm đỏ” có hai nguyên tử Br):
- A. C16H8O2N2Br2
- B. C8H6ONBr
- C. C6H8ONBr
- D. C8H4ONBr2
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 334075
Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hidro và oxi lần lượt là 54,54%, 9,10%, và 36,36%. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 44. Công thức phân tử của X là:
- A. C4H6O2
- B. C4H8O
- C. C4H6O
- D. C4H8O2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 334077
Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ X. Sau phản ứng dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua lần lượt các bình:
- Bình 1: đựng dung dịch H2SO4 đặc nóng.
- Bình 2: đựng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư.
Thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam. Bình 2 xuất hiện 30 gam kết tủa.
Công thức đơn giản nhất của X là:
- A. C3H8O.
- B. C3H6O.
- C. C2H6O.
- D. C3H8.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 334079
Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, O trong phẩn tử. Sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Đồng thời, khối lượng bình tăng 12,4 gam so với ban đầu. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của Y là:
- A. C2H4O2.
- B. CH2O.
- C. C2H4O.
- D. CH2O2.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 334083
Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy xuất hiện 39,4 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 24,3 gam. Mặt khác, oxi hoàn toàn 6,75 gam A bằng CuO (to), sau phản ứng thu được 1,68 lít N2 (đktc). Biết A có công thức phân tử (CTPT) trùng với công thức đơn giản nhất (CTĐGN). Vậy CTPT của A là:
- A. C2H7O.
- B. C2H7N.
- C. C3H9O2N.
- D. C4H10N2O3.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 334085
Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam hợp chất A cần dùng vừa hết 4,2 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có 3,15 gam H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Biết thể tích các khí đo ở đktc, trong phân tử của A có 1 nguyên tử nitơ (N). Công thức phân tử của A là:
- A. C3H7O2N.
- B. C3H9N.
- C. C4H9O2N.
- D. C4H11N.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 334089
Nung 4,65 gam một chất hữu cơ A trong dòng khí oxi thì thu được 13,20 gam CO2 và 3,15 gam H2O. Ở thí nghiệm khác, nung 5,58 gam chất hữu cơ với CuO thì thu được 0,67 lít khí N2 (đktc). Trong A có chứa nguyên tố:
- A. C và H.
- B. C, H và N.
- C. C, H, N và O.
- D. C, N và O.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 334093
Oxi hoá hoàn toàn 0,6 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,720 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là:
- A. C4H8O
- B. C3H8O
- C. C3H4O
- D. C2H6O
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 334100
β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả thấy bình (1) tăng 0,63 gam, bình (2) có 5,00 gam kết tủa. Công thức đơn giản của -caroten là:
- A. C5H9
- B. C5H7
- C. C5H8
- D. C5H5
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 334102
Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
- A. C2H6.
- B. C2H4.
- C. C3H8.
- D. C2H2.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 334107
Đốt cháy 4,6g hợp chất hữu cơ CxHyOz sản phẩm cháy được hấp thụ qua dung dịch H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng là 0,54g. Tiếp tục cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất.
- A. % C = 52,17%; %H= 1,3%; %O = 46,53%
- B. % C = 52,17%; %H= 11,74%; %O = 36,09%
- C. % C = 1,3%; %H= 52,17%; %O = 46,53%
- D. % C = 52,71%; %H= 3,1%; %O = 44,19%
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 334110
Một HCHC A chứa C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 1,6g A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 4,16g và có 13,79g kết tủa. ( Biết phân tử khối của A< 200) CTPT của A là:
- A. C7H14O4
- B. C7H12O4
- C. C7H10O4
- D. C7H10O2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 334114
Quá trình nào sau đây thuộc phương pháp kết tinh?
- A. Ngâm rượu thuốc
- B. Làm đường mía từ nước mía
- C. Giã lá chàm, lấy nước để nhuộm vải
- D. Nấu rượu
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 334118
Cho các phát biểu sau:
1) Trong các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
2) Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao và tan nhiều trong nước
3) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy
4) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện.
Các phát biểu đúng là:
- A. 1, 2 và 3
- B. 1, 2 và 4
- C. 2, 3 và 4
- D. 1,3 và 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 334121
Cho các mệnh đề sau:
(1) Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
(2) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt
(3) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
(4) Phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
Các mệnh đề đúng là
- A. (1), (2), (3).
- B. (1), (2), (4).
- C. (2), (3), (4).
- D. (1), (3), (4).
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 334127
Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?
- A. O2.
- B. Mg.
- C. dd Ba(OH)2 đặc, nguội.
- D. dd KOH đặc, nóng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 334131
Tại sao silic tinh thể được sử dụng để làm các chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, pin mặt trời?
- A. Do Silic có tính khử
- B. Do Silic có tính oxi hóa
- C. Do Silic có khối lượng nhẹ
- D. Do Silic có tính bán dẫn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 334135
Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), (11), KMnO4 (12). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
- A. 12
- B. 9
- C. 11
- D. 10
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 334139
Khi nung nóng than cốc với CaO, CuO, FeO, PbO thì phản ứng xảy ra với
- A. CuO và FeO
- B. CuO,FeO, PbO
- C. CaO và CuO
- D. CaO,CuO,FeO và PbO
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 334144
Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Tăng.
- B. Giảm.
- C. Có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lượng S và C.
- D. Không đổi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 334148
Cho các chất: O2 (1),Cl2 (2), Al2O3 (3), Fe2O3 (4), HNO3 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), ZnO (9), PbCl2 (10). Cacbon monooxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
- A. 5
- B. 6
- C. 7
- D. 8
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 334153
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn: MgO, CuO, Al2O3, Fe3O4 khi đun nóng thì chất rắn còn lại trong bình là
- A. MgO, CuO, Fe3O4
- B. MgO, Al, Cu, Fe
- C. MgO, Cu, Fe, Al2O3
- D. Mg, Cu, Al, Fe
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 334155
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
- A. 10,6.
- B. 12,6.
- C. 16,6.
- D. 18,6.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 334157
Sục hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A, nồng độ mol/l các chất trong dung dịch A là:
- A. Na2CO3 1,5M
- B. NaHCO3 0,75M
- C. NaHCO3 1,5M
- D. Na2CO3 0,75M
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 334159
Cho 150ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M vào 250ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là bao nhiêu lít:
- A. 5,60 lít
- B. 2,52 lít
- C. 3,36 lít
- D. 5,04 lít
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 334164
Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 32 gam Fe2O3 một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn A. Cho khí sinh ra đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m
- A. 5.
- B. 60.
- C. 15.
- D. 40.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 334165
Phân chứa hàm lượng đạm cao nhất trong các loại phân bón sau là:
- A. NaNO3.
- B. (NH2)2CO.
- C. NH4Cl.
- D. NH4NO3.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 334169
Ure (chứa khoảng 46% N) là loại phân đạm tốt nhất. Công thức hóa học của urê là:
- A. (NH2)2CO3.
- B. (NH4)2CO3 .
- C. (NH3)2CO.
- D. (NH2)2CO.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 334173
Cho m gam kg một loại quặng apatit (chứa 93% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ không chứa photphat) tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat thu được sau khi làm khô hỗn hợp sau phản ứng là:
- A. 34,20%
- B. 42,60%
- C. 53,62%
- D. 26,83%
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 334176
Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
- A. Cu(OH)2 + HNO3.
- B. Mg(OH)2 + HCl.
- C. Ba(OH)2 + H2SO4.
- D. KOH + HCl.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 334181
Để thu được muối trung hòa, cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M
- A. 35 ml.
- B. 45 ml.
- C. 25 ml.
- D. 75 ml.