Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 228958
Trong các cặp số (- 2;1); (0;2); ( - 1;0); (1,5;3); (4; - 3) có bao nhiêu cặp số không là nghiệm của phương trình 3x + 5y = - 3
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 228959
Trong các cặp số (0;2),( - 1; - 8), (1;1), (3; 2), (1; - 6) có bao nhiêu cặp số là nghiệm của phương trình 3x - 2y = 13.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 228964
Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 0x + 4y = - 16
- A. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x= -4 \end{array} \right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 228968
Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 3x + 0y = 12
- A. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = - 4 \end{array} \right.\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 228975
tìm giá trị của m để đường thẳng \((m-1)x+(m+1)y=2m+1 \) đi qua điểm A(2;-3).
- A. -2
- B. 2
- C. -1
- D. 1
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 229013
Không cần vẽ hình, cho biết hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2{\rm{x}} + 10\\ y = x + 100 \end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm
- A. 1
- B. Vô số
- C. 0
- D. 2
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 229038
Không giải hệ phương trình, dự đoán số nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l} - 2{\rm{x}} + y = - 3\\ 3{\rm{x}} - 2y = 7 \end{array} \right.\)
- A. 0
- B. Vô số
- C. 1
- D. 2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 229046
Cho hai hệ phương trình
\(\left( I \right)\left\{ \begin{array}{l}x = y - 1\\y = x + 1\end{array} \right.\) và \(\left( {II} \right)\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 5\\3y + 5 = 2x\end{array} \right.\)
- A. Hệ (I) có vô số nghiệm và hệ (II) vô nghiệm
- B. Hệ (I) vô nghiệm và hệ (II) có vô số nghiệm
- C. Hệ (I) vô nghiệm và hệ (II) vô nghiệm
- D. Hệ (I) có vô số nghiệm và hệ (II) có vô số nghiệm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 229049
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x = - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)
- A. Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2
- B. Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2
- C. Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2)
- D. Hệ phương trình đã cho vô nghiệm
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 229056
Phương trình 3x - 0y = 6 có nghiệm tổng quát là:
- A. (x;2)
- B. (y;2)
- C. (2;y)
- D. (2;x)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 229096
Tính tích hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 1\\6x - 2y = 4\end{array} \right.\)
- A. 1
- B. 2
- C. -1
- D. -2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 229098
Gọi a, b là hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 8\\2x - y = 10\end{array} \right.\). Tính a + b,
- A. 13
- B. -13
- C. 12
- D. -12
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 229112
Dùng phương pháp thế để giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 2\\x + 3y = 7\end{array} \right.\)
- A. (2;1)
- B. (1;2)
- C. (3;1)
- D. (1;3)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 229116
Tìm a, b để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}ax - y = 2\\bx + ay = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (2; -1).
- A. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l}b = \dfrac{1}{2}\\a = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{-1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{-3}{4}\end{array}\right.\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 229121
Dùng phương pháp thế để giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y = 1\\3x - 6y = 3\end{array} \right.\)
- A. (2;3)
- B. Vô nghiệm
- C. Vô số nghiệm
- D. Đáp án khác
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 229145
Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}y - \dfrac{x}{2} = 2\\\dfrac{3}{2}x + y = 42\end{array} \right.\)
- A. (4;5)
- B. (20;12)
- C. (5;4)
- D. (12;20)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 229152
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 10\\2x + 3y = - 2\end{array} \right.\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. a = -b
- B. a = 2b
- C. b = -a
- D. a - b = 0
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 229156
Cho \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 5y = 15\\6x - 4y = 11\end{array} \right.\) có nghiệm (m; n).Tính 2m - n
- A. 5
- B. 1
- C. 2
- D. 4
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 229160
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 18y = - 9\\4x + 18y = - 27\end{array} \right.\) có nghiệm (m, n). Tính m : n.
- A. -18
- B. 18
- C. 4,5
- D. -4,5
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 229163
Gọi (a;b) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 61\\2x + y = - 7\end{array} \right.\). Tính a - b?
- A. 20
- B. 21
- C. 22
- D. 23
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 229201
Một chiếc vòng nữ trang được làm từ vàng và đồng với thể tích là 8,4 cm3 và cân nặng 104,44 g. Vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 còn đồng có khối lượng riêng là 9g/cm3. Hỏi thể tích của vàng và đồng được sử dụng ?
- A. Vàng: 3 cm3; Đồng 5,4 cm3
- B. Vàng: 2,8 cm3; Đồng 5,6 cm3
- C. Vàng: 4,2 cm3; Đồng 4,4 cm3
- D. Vàng: 4 cm3; Đồng 4,4 cm3
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 229205
Bạn An tiêu thụ 12 ca-lo cho mỗi phút bơi và 8 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn An cần tiêu thụ tổng cộng 300 ca-lo trong 30 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn An cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động ?
- A. 10 phút bơi và 20 phút chạy bộ
- B. 20 phút bơi và 10 phút chạy bộ
- C. 15 phút bơi và 15 phút chạy bộ
- D. 25 phút bơi và 5 phút chạy bộ
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 229207
Vì có thành tích học tập tốt, mẹ thưởng cho hai anh em Bình và An lần lượt là 250000 đồng và 150000 đồng. Hai anh em cùng thi đua tiết kiệm, Bình để dành mỗi tuần 20000 đồng, còn An để dành 30000 đồng mỗi tuần. Hỏi sau bao lâu thì tổng số tiền của An có được bằng tổng số tiền của Bình?
- A. 10 tuần
- B. 9 tuần
- C. 7 tuần
- D. 6 tuần
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 229211
An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.
- A. Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.
- B. Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.
- C. Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.
- D. Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 229214
Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 56m. Nếu tăng chiều rộng thêm 4m và giảm chiều dài 4m thì diện tích tăng thêm 8 m2. Hãy tìm chiều dài và chiều rộng của miếng đất lúc đầu.
- A. Chiều dài của miếng đất là 16m, chiều rộng của miếng đất là 12m.
- B. Chiều dài của miếng đất là 15m, chiều rộng của miếng đất là 13m.
- C. Chiều dài của miếng đất là 17m, chiều rộng của miếng đất là 11m.
- D. Chiều dài của miếng đất là 18m, chiều rộng của miếng đất là 10m.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 229250
Cho đường tròn (O;R) ) và hai dây AB;CD sao cho góc AOB = 1200 ;góc COD = 600 . So sánh các dây CD;AB.
- A. CD=2AB
- B. AB>2CD
- C. CD>AB
- D. CD<AB<2CD
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 229253
Cho tam giác ABC cân tại A và góc A = 660 nội tiếp đường tròn ( O ). Trong các cung nhỏ AB;BC;AC, cung nào là cung lớn nhất?
- A. AB
- B. AC
- C. BC
- D. AB,AC
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 229257
Chọn khẳng định sai.
- A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm ) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- B. Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
- C. Trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn.
- D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 229261
Chọn khẳng định đúng.
- A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm ) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy
- C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy
- D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 229264
Cho đường tròn (O) đường kính AB và một cung AC có số đo nhỏ hơn 900 . Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai?
- A. AC=BE
- B. Số đo cung AD bằng số đo cung BE
- C. Số đo cung AC bằng số đo cung BE
- D. \(\widehat {AOC} < \widehat {AOD}\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 229291
Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Trong một đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
- B. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau
- C. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
- D. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 229296
Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 90° có số đo
- A. Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
- B. Bằng số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
- C. Bằng số đo cung bị chắn
- D. Bằng nửa số đo cung lớn
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 229307
Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) biết góc góc C = 450 và AB = a. Bán kính đường tròn (O) là
- A. \( a\sqrt 2 \)
- B. \( a\sqrt 3\)
- C. \( \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
- D. \( \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 229313
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R), đường cao AH, biết AB = 12cm,AC = 15cm, AH = 6cm.Tính đường kính của đường tròn (O).
- A. 13,5cm
- B. 12cm
- C. 15cm
- D. 30cm
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 229317
Cho (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn sao cho góc DAB = 500. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Góc AEB bằng bao nhiêu độ?
- A. 500
- B. 600
- C. 450
- D. 700
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 229323
Cho hình vẽ dưới đây, góc DIE có số đo bằng
- A. \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DmE} - sd\widehat {CnF})\)
- B. \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DmE} + sd\widehat {CnF})\)
- C. \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DF} - sd\widehat {CE})\)
- D. \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DF} + sd\widehat {CE})\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 229325
Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn có số đo
- A. Bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn
- B. Bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn
- C. Bằng số đo cung lớn bị chắn
- D. Bằng số đo cung nhỏ bị chắn
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 229328
Cho hình vẽ dưới đây, góc BIC có số đo bằng
- A. \( \frac{1}{2}(sd\widehat {BC} + sd\widehat {AD})\)
- B. \( \frac{1}{2}(sd\widehat {BC} - sd\widehat {AD})\)
- C. \( \frac{1}{2}(sd\widehat {AB} + sd\widehat {CD})\)
- D. \( \frac{1}{2}(sd\widehat {AB} - sd\widehat {CD})\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 229332
Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Gọi CD là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn (C ∈ (O), D ∈ (O’)). Số đo góc CAD
- A. 80o
- B. 750
- C. 90o
- D. 120o
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 229337
Cho tam giác nhọn ABC . Gọi O là trung điểm của BC. Dựng đường tròn tâm O đường kính BC. Vẽ đường cao AD của tam giác ABC và các tiếp tuyến AM,AN với đường tròn (O) (M,N là các tiếp điểm). Gọi E là giao điểm của MN với AD. Chọn câu đúng.
- A. \(AE.AD=2AM\)
- B. \(AE.AD=AM^2\)
- C. \(AE.AO=AM^2\)
- D. \(AD.AO=AM^2\)