YOMEDIA
NONE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức: Tổng kết Chương 1 Giới thiệu chung về chăn nuôi


Mời các em cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Tổng kết Chương 1 môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức để tổng hợp kiến thức về các khái niệm, vai trò, đặc điểm và một số ngành chăn nuôi. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò, triển vọng và thành tựu nổi bật của chăn nuôi

1.1.1. Vai trò

- Chăn nuôi quan trọng với đời sống và kinh tế.

- Cung cấp thực phẩm giàu protein, nguyên liệu chế biến, sức kéo, phân bón.

1.1.2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

a. Thành tựu trong công tác giống vật nuôi

- Ứng dụng công nghệ sinh học giúp đạt nhiều thành tựu trong giống vật nuôi.

+ Công nghệ cấy truyền phôi giúp tăng đàn bò sữa hoặc bò thịt chất lượng cao.

+ Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp nâng cao chất lượng giống vật nuôi.

+ Ứng dụng công nghệ gene giúp lựa chọn giới tính của phôi theo nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng giống.

b. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

- Các công nghệ cao được ứng dụng trong nuôi dưỡng vật nuôi, bao gồm cảm biến, IoT, ICT, cơ giới hoá, tự động hoá, giúp quá trình chăm sóc được khoa học và chính xác hơn, giảm thiểu sức lao động và tăng hiệu quả.

- Việc sử dụng công nghệ cao là nền tảng cho phát triển chăn nuôi bền vững và thông minh.

c. Thành tựu trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

- Chất thải chăn nuôi nếu không xử lí tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

- Công nghệ cao như công nghệ vi sinh như công nghệ biogas, đệm lót sinh học và các chế phẩm vi sinh giúp xử lí chất thải chăn nuôi hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm và mang lại hiệu quả kinh tế.

1.1.3. Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0

a. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người

- Mức tiêu thụ thịt, trứng, sữa bình quân đầu người của nước ta còn thấp so với thế giới và khu vực.

- Ngành chăn nuôi có triển vọng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thời gian tới.

- Quyết định số 1520/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045".

- Mục tiêu sản lượng thịt, trứng, sữa bình quân đầu người của Việt Nam đến năm 2030 được trình bày trong Bảng dưới đây.

Bảng. Mục tiêu sản lượng thịt, trứng sữa bình quân đến năm 2030 (kg/người/năm)

c. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

- Do đô thị hoá nhanh, diện tích đất giảm, dân số tăng, thu nhập cao,... nhu cầu về thực phẩm động vật sẽ tăng 70% trong 3-5 thập kỉ tới, các nước cần nhập khẩu nhiều thực phẩm động vật hơn.

- Nước ta có tiềm năng phát triển chăn nuôi và ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi thông minh... để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

d. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

- Hơn một nửa dân số đã kết nối và sử dụng internet trong thời đại công nghiệp 4.0, tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh chóng.

- Các công nghệ như máy tính, cảm biến, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng nhiều trong sản xuất.

- Ngành chăn nuôi sẽ được công nghiệp hoá ở hầu hết các khâu, từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

c. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ

- Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

- Các nội dung chính bao gồm phát triển công nghệ sản xuất và chuồng trại, giết mổ và chế biến, đào tạo lao động chất lượng cao, và ban hành các chính sách hỗ trợ.

1.2. Phân loại vật nuôi

1.1.2. Phân loại theo nguồn gốc

Vật nuôi chia thành 2 nhóm chính dựa vào nguồn gốc:

- Vật nuôi bản địa được chăn nuôi tại địa phương/khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam, thích nghi tốt với khí hậu và tập quán chăn nuôi của địa phương. 

- Vật nuôi ngoại nhập (hay vật nuôi nhập nội) gồm các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.

1.2.2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học

Dựa vào đặc tính sinh vật học, vật nuôi có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau:

- Vật nuôi trên cạn và dưới nước.

- Gia súc và gia cầm.

- Vật nuôi đẻ con và đẻ trứng.

- Gia súc dạ dày 4 túi (gia súc nhai lại) và dạ dày đơn,...

1.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng 

Dựa vào mục đích sử dụng, vật nuôi có thể được chia thành rất nhiều nhóm như:

- Vật nuôi lấy thịt, trứng, sữa, lông, làm cảnh, sức kéo, xiếc, thí nghiệm...

- Một số loại vật nuôi có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

1.3. Một số phương thức chăn nuôi chủ yếu ở Việt Nam

1.3.1. Chăn thả tự do

- Chăn thả tự do là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại.

- Vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

- Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.

- Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.

1.3.2. Chăn nuôi công nghiệp

- Chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao và theo quy trình khép kín (Hình 2.5).

- Vị trí trang trại chăn nuôi công nghiệp thường đặt xa khu dân cư và xa đường giao thông.

- Sản phẩm chính của phương thức chăn nuôi này là thịt, sữa và trứng.

- Chăn nuôi công nghiệp có năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt và hiệu quả kinh tế cao.

- Tuy nhiên, cần đầu tư ban đầu lớn và có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

1.3.3. Chăn nuôi bán công nghiệp

- Chăn nuôi bán công nghiệp kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.

- Vật nuôi được nuôi trong chuồng, cung cấp thức ăn đầy đủ kết hợp với chăn thả tự do.

- Đồng vật được tự do vận động, gặm cỏ, dũi đất, chạy nhảy, tắm nắng, bơi lội tự do.

- Sản phẩm chất lượng cao hơn do được bổ sung thức ăn tự nhiên và đối xử tốt hơn với vật nuôi.

1.4. Xu hướng phát triển của chăn nuôi ở việt nam và trên thế giới

1.4.1. Phát triển chăn nuôi bền vững

a) Khái niệm chăn nuôi bền vững

- Chăn nuôi bền vững: nền chăn nuôi kinh tế, môi trường và xã hội bền vững.

- Phát triển chăn nuôi bền vững: tăng trưởng kinh tế ổn định, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường và lợi ích vật nuôi.

- Chăn nuôi bền vững: đảm bảo lợi ích cho tất cả đối tượng trong hệ thống để phát triển bền vững.

b) Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững

Chăn nuôi bền vững có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Vật nuôi được chăm sóc tốt, tự do thể hiện tập tính tự nhiên.

- Cung cấp thực phẩm chất lượng cao, an toàn, giá hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích người chăn nuôi, tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

1.4.2. Chăn nuôi thông minh

a) Khái niệm

- Chăn nuôi thông minh ứng dụng công nghệ, giải pháp giám sát để nâng cao hiệu quả quản lí.

- Thiết bị và hệ thống giám sát giúp người chăn nuôi nắm được tình hình toàn bộ trang trại.

- Nâng cao sản lượng và hiệu quả chăn nuôi thông qua lên kế hoạch chăm sóc phù hợp.

b) Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh vào chăn nuôi như cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,...

- Lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín từ trang trại đến bàn ăn và liên kết với các đối tác như Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng và Nhà khoa học.

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lý, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?

A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.

B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.

C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm.

D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.

 

Hướng dẫn giải

Phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả) là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Phương thức chăn thả gia súc thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây?

A. Đồng cỏ tự nhiên.

B. Cây thức ăn cho gia súc.

C. Hoa màu, lương thực.

D. Chế biến tổng hợp.

 

Hướng dẫn giải

Phương thức chăn thả gia súc thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn là đồng cỏ tự nhiên.

Đáp án A

Luyện tập Tổng kết Chương 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể:

- Trình bày được vai trò, triển vọng và thành tựu nổi bật của chăn nuôi.

- Phân loại vật nuôi.

- Nêu được một số phương thức chăn nuôi chủ yếu ở Việt Nam.

- Nhận biết được xu hướng phát triển của chăn nuôi ở việt nam và trên thế giớim

2.1. Trắc nghiệm Tổng kết Chương 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Tổng kết Chương 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Tổng kết Chương 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Tổng kết Chương 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 18 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 18 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 18 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 18 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 5 trang 18 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 6 trang 18 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Công nghệ 11 Kết nối tri thức Tổng kết Chương 1

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON