Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các phương tiện giao thông, không thể thiếu sự có mặt của hệ thống phanh. Các em hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 25: Hệ thống phanh. An toàn khi tham gia giao thông môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức để tìm hiểu về hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hệ thống phanh thuỷ lực
a. Cấu tạo
- Hệ thống phanh thuỷ lực gồm hai phần:
+ Các cơ cấu phanh (cơ cấu phanh trước (3), cơ cấu phanh sau (4)).
+ Bộ phận dẫn động điều khiển phanh (bao gồm cụm xi lanh chính (1) và các đường ống thuỷ lực (2)).
- Cơ cấu phanh tạo ra mô-men phanh bánh xe thông qua ma sát giữa 2 nhóm chi tiết: chi tiết quay với bánh xe (đĩa phanh, trống phanh) và chi tiết cố định (má phanh).
- Có 2 loại cơ cấu phanh thông dụng: cơ cấu phanh đĩa và cơ cấu phanh tang trống.
- Bộ phận dẫn động điều khiển phanh tiếp nhận lực tác động của người lái và tạo ra lực tại cơ cấu phanh để tạo ra mô-men phanh phù hợp với mức độ tác động phanh của người lái.
Hình 1. Hệ thống phanh trên ô tô con
b. Nguyên lí hoạt động
- Hệ thống phanh thuỷ lực sử dụng cơ cấu phanh đĩa trên Hình
+ Người lái tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp phanh (1) → lực đẩy pít tông sơ cấp (3) → dịch chuyển dầu thuỷ lực trong khoang A theo đường ống thuỷ lực đến các cơ cấu phanh.
+ Xi lanh chính có 2 pít tông (3 và 4) → tạo 2 khoang dầu (A và B) → nối đến các cơ cấu phanh trên bánh xe nhất định → tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.
+ Áp suất dầu trong xi lanh công tác (6) → áp lực đẩy pít tông (7) và má phanh (8) ép chặt vào đĩa phanh (9) → ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh tạo ra mô men phanh bánh xe.
- Cơ cấu phanh được thiết kế tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh để tránh mòn và ảnh hưởng đến hiệu quả phanh.
Hình 2. Sơ đồ nguyên lí hệ thống phanh thuỷ lực dùng cơ cầu phanh đĩa
1.2. Hệ thống phanh khí nén
a. Cấu tạo
- Hệ thống phanh khí nén bao gồm các cơ cấu phanh (6) và hệ thống dẫn động điều khiển.
- Các cơ cấu phanh (6) bao gồm trống phanh (11), hai guốc phanh (9) và cam ép (8).
- Hệ thống dẫn động phanh gồm máy nén khí (1), đường ống dẫn khí nén (2), bình chứa khí nén (3), van phân phối (4) và bàn đạp phanh (5).
Hình 3. Sơ đồ nguyên lí hệ thống phanh khí nén
b. Nguyên lí hoạt động
- Máy nén khí đẩy khí nén qua đường ống đến bình chứa.
- Khi đạp bàn đạp phanh, van phân phối mở và khí nén đi đến cơ cấu phanh.
- Khí nén trong bầu phanh tạo áp lực làm quay cam ép, hai guốc phanh và ép vào trống phanh.
- Cơ cấu phanh không tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
- Khe hở cần được kiểm tra và điều chỉnh trong khi bảo dưỡng thường xuyên.
1.3. Sử dụng và bảo dưỡng hệ thống phanh
- Hệ thống phanh cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn giao thông.
- Trước khi khởi động động cơ, cần kiểm tra các tín hiệu cảnh báo và vận hành thử hệ thống phanh.
- Nếu thấy bất thường, hệ thống phanh cần được kiểm tra và khắc phục trước khi khởi hành.
- Nếu đèn cảnh báo trạng thái bất thường của hệ thống phanh bật sáng, cần kiểm tra lực bàn đạp và hiệu lực phanh.
- Nếu lực bàn đạp nhẹ bất thường hoặc hiệu lực phanh kém, cần dừng xe và sửa chữa ngay.
- Kiểm tra định kì lượng dầu trong bình chứa dầu phanh và tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh.
Hình 4. Đèn cảnh báo tình trạng bất thường trên bảng thông tin tín hiệu
1.4. An toàn khi tham gia giao thông
- Trong quá trình ô tô hoạt động, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
- Người sử dụng, vận hành ô tô cần thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông đường bộ.
- Việc thực hiện các khuyến cáo của nhà sản xuất ô tô là cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.
- Khuyến cáo đối với người ở trên xe: điều chỉnh ghế và ngồi đúng tư thế, quan sát trước và sau xe trước khi mở cửa, không mở cửa hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm an toàn.
- Khuyến cáo đối với người lái xe:
+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng kĩ thuật xe
+ Tìm hiểu hướng dẫn sử dụng xe của nhà sản xuất
+ Kiểm tra áp suất lốp trước khi lên xe
+ Điều chỉnh vị trí ghế và gương, thắt đai an toàn trước khi khởi động, đi chậm và tránh phanh gấp khi lái trên đoạn đường trơn
+ Không quay vành lái đột ngột ở tốc độ cao
+ Sử dụng số truyền thấp khi xuống đèo dốc dài, kéo hoặc đạp cần phanh đỗ hết mức trước khi rời khỏi ghế.
Bài tập minh họa
Em hãy tìm hiểu và trình bày một số quy định về an toàn giao thông đường bộ khi sử dụng ô tô.
Hướng dẫn giải
Một số quy định về an toàn giao thông đường bộ khi sử dụng ô tô:
- Không lái xe khi có nồng độ cồn.
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
- Đi đúng làn đường, phần đường quy định, và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Đi về bên phải khi phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn.
- Tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và giữ khoảng cách an toàn đối với xe liền trước.
- Báo hiệu và đảm bảo an toàn khi vượt xe phía trước.
- Chỉ dừng, đỗ xe nơi quy định hoặc nơi có lề đường rộng và thực hiện các biện pháp an toàn trước khi rời khỏi xe.
Luyện tập Bài 25 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em có thể:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh thường gặp.
- Nhận biết được một số nội dung cơ bàn về sử dụng, bảo dưỡng hệ thống phanh.
- Nhận biết được một số nội dung cơ bản vẻ sử dụng ô tô an toàn.
2.1. Trắc nghiệm Bài 25 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Giảm vận tốc của ô tô đến một vận tốc yêu cầu hoặc cho đến khi dừng hẳn
- B. Giữ cho ô tô đứng yên trên đường khi đỗ xe
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
-
- A. Cơ cấu phanh
- B. Hệ thống dẫn động phanh
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
-
- A. Kiểm tra tình trạng ngoài xe, áp suất lốp, các dụng cụ, giấy tờ và trang bị cần thiết theo quy định hiện hành
- B. Kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính, nhiên liệu, ...
- C. Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái, bàn đạp li hợp, bàn đạp phanh
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 25 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 130 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 130 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 131 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 133 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 134 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 134 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 135 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 136 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 137 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 137 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 3 trang 137 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng 1 trang 137 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng 2 trang 137 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng 3 trang 137 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 25 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!