Vì sao phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí? Vì sao phải bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học qua dưới đây Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí trong chương trình Công nghệ 11 Cánh diều do HOC 247 tổng hợp. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. An toàn lao động trong sản xuất cơ khí
1. An toàn lao động và nguyên nhân gây mất an toàn
- An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí nhằm phòng, chống tác động cua các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra thương tật, làm suy giảm sức khoẻ của con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí.
- Một số nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là:
+ Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
+ Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo vệ.
+ Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy an toàn của xưởng (hình 14.3).
+ Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo.
- Ví dụ: Môi trường làm việc thiếu ánh sáng, thông gió kém; xưởng bừa bộn; giao thông trong xưởng không thuận tiện và nguy hiểm.
1.1.2. Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí
- Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí cần thực hiện đúng những biện pháp sau:
+ Hồ sơ hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và bảo trì phải có đầy đủ cho mỗi thiết bị sản xuất.
+ Bản quy tắc làm việc an toàn phải đặt sẵn tại nơi lắp đặt thiết bị (hình 14.4).
Hình 14.4. Quy tắc làm việc an toàn trên máy tiện
+ Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động để người lao động biết và đề phòng (hình 14.5).
+ Nhà xưởng cần có cửa sổ hoặc cửa trời (kính và lưới bảo vệ) để thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
+ Bố trí nhà xưởng, đường vận chuyển hợp lí, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động (hình 14.6).
Hình 14.5. Biển cảnh báo trong sản xuất
Hình 14.6. Trang bị đồ bảo hộ lao động
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân và xây dựng phương án dự phòng khi có sự cố bất thường.
+ Người lao động thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.
1.2. Bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hoạt động sản xuất (đất, nước, không khí, ánh sáng, tài nguyên thiên nhiên) ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tính mạng con người.
- Trong sản xuất cơ khí, ô nhiễm môi trường lao động cần phải được phân tích và tìm ra biện pháp khắc phục.
1.2.1. Một số nguồn gây ô nhiễm từ quá trinh sản xuất cơ khí
- Khí thải và bụi:
+ Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại,...
+ Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt, gọt kim loại, mài,...
+ Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm.
- Nước thải: dung dịch bôi trơn, làm mát sử dụng khi gia công cắt, gọt kim loại.
- Tiếng ồn: tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ các máy gia công.
- Chất thải rắn: mảnh vụn kim loại, giấy bìa, bao bì, cặn dầu nhớt, thùng chứa hoá chất, thiết bị hư hỏng,...
1.2.2. Biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
- Muốn bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Thay đổi công nghệ sản xuất với các nguyên liệu sạch, trang bị những dây chuyền, thiết bị sản xuất không làm ô nhiễm môi trường...
+ Xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường.
+ Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu để bảo vệ môi trường.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí có thể gây bệnh về hô hấp cho người lao động. Khí thải và bụi đó là?
A. Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại
B. Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mài, ...
C. Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn giải
Khí thải và bụi đó là:
- Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại
- Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mài, ...
- Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm
Đáp án D
Ví dụ 2: Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là?
A. Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí
B. Nước thải (dung dịch bôi trơn, làm mát khi cắt gọt)
C. Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công
D. Chất thải rắn (mảnh vụ kim loại, cặn dầu nhớt, thiết bị hư hỏng, ...)
Hướng dẫn giải
Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là: Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công
Đáp án C
Luyện tập Bài 14 Công nghệ 11 Cánh diều
Học xong bài này các em có thể:
Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
2.1. Trắc nghiệm Bài 14 Công nghệ 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 14 Công nghệ 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 64 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 64 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 64 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 3 trang 64 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 65 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 65 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 66 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 66 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 66 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 66 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 66 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 14 Công nghệ 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!