-
Phân tích nét độc đáo trong cảm nhận và diễn tả của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ sau:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Trích Vội Vàng - Xuân Diệu, SGK Ngữ Văn 11 tập 2)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học để làm sáng tỏ yêu cầu.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết phải bảo đảm các ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
- Thân bài:
- Khái quát đề: (1,0 điểm): Nói Xuân Diệu độc đáo trong cách cảm cách nhìn bởi trong thơ ông nói riêng và trong Vội vàng nói riêng luôn đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ xuất phát từ lối tuy dư thơ khác biệt, quan niệm sống tích cực đề cao tuổi trẻ và tinh yêu và cách diễn đạt sôi nổi, lôi cuốn, hấp dẫn mang phong vị rất riêng.
- Phân tích để làm sáng tỏ yêu cầu (7,0 điểm)
- Luận điểm 1: Nét độc đáo trong cảm nhận của nhà thơ (3,5 điểm):
- Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất này. Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống gợi lên vừa gần gũi thân quen, vừa tràn ngập xuân sắc, quyến rũ. Nhà thơ cho thấy vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất.
- Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kinh của tình yêu, qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của tuổi trẻ. Vì thế mà thiên nhiên cảnh vật đều tràn ngập xuân tình, quấn quýt, gọi mời.
- Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân.
- Luận điểm 2: Nét độc đáo trong diễn tả của nhà thơ (3,5 điểm):
- Nhà thơ đã đón chào và chiêm ngưỡng cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Cái nhìn vừa ngỡ ngàng vừa xoa xuýt. Điệp từ “Này đây” cùng với phép liệt kê theo chiều tăng tiến, cách dùng từ láy (phơ phất), từ ghép (xanh rì) và những cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” hòa vào nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương vừa diễn tả cảm xúc ngất ngây vừa như hối thúc, giục giã khiến người đọc không thể làm ngơ, không thể quay lưng.
- Câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có ý nghĩa bao quát cả đoạn và có lối diễn đạt táo bạo mới mẻ rất Xuân Diệu. Cái đẹp nằm ở sự bắt đầu, tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn. Xuân Diệu đã “vật chất hóa” khái niệm thời gian và truyền cảm giác cho người đọc qua các tính từ “ngon, gần”. Câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm và vị ngọt khiến người đọc ngạc nhiên, thú vị.
- Luận điểm 1: Nét độc đáo trong cảm nhận của nhà thơ (3,5 điểm):
- Đánh giá (1,0 điểm):
- Đoạn thơ đã thể hiện quan niệm mới mẻ của nhà thơ về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc. Mỗi năm đẹp nhất lúc mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất lúc tháng giêng. Đời người đẹp nhất lúc tuổi trẻ và tuổi trẻ hạnh phúc nhất là được sống trong tình yêu. Tất cả đều được diễn tả qua đoạn thơ ấn tượng, độc đáo trong cách diễn đạt và cảm xúc.
- Kết bài (0,5 điểm): kết thúc vấn đề nghị luận.
- Lưu ý: Học sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo cách tách riêng hai luận điểm như đáp án hoặc có thể phân tích theo chiều dọc rồi đưa ra luận điểm nhận xét theo yêu cầu đề, miễn là tỏ ra hiểu và có lập luận thích ứng.
- Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Bài làm sâu sắc, có cảm xúc, văn viết lưu loát, biết cách lập luận làm bật lên yêu cầu đề. Dẫn chứng chính xác, biết cách phân tích thơ (từ nghệ thuật bật lên nội dung).
- Điểm 7,8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu cơ bản của đề, biết cách lập luận, dẫn chứng chính xác, biết cách phân tích thơ nhưng cảm nhận chưa có chiều sâu, diễn đạt có chỗ chưa thật lưu loát.
- Điểm 5,6: Nắm được yêu cầu của đề song bài viết còn chung chung, diễn đạt còn vụng, chủ yếu diễn xuôi câu thơ.
- Điểm 3,4: Chưa nắm vững yêu cầu đề, diễn đạt vụng về, lúng túng. Bài làm còn sơ sài.
- Điểm 1,2: Không hiểu đề, phân tích sơ sài, chiếu lệ, diễn đạt mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Để giấy trắng.
- Yêu cầu về kĩ năng:
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng