-
Dành cho học sinh học theo chương trình cơ bản (các lớp tự nhiên)
Phân tích đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
- Mở bài: Học sinh nêu được vài nét về Hàn Mặc Tử, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và khái quát được luận đề (nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đầu).
- Thân bài:
- Câu thơ đầu: học sinh phân tích để thấy được sắc thái biểu cảm phong phú kết hợp với cách dùng từ có chủ ý: về chơi → là duyên cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ đáng yêu về xứ Huế - nơi có người mà nhà thơ thương mến;
- Điệp từ “nắng” ở câu thơ thứ hai: nắng hàng cau/ nắng mới lên như muốn gợi đặc trưng (miền trung) trong khoảng trời hồi tưởng của thi nhân cùng với lối ngắt nhịp song đôi gợi sự hài hòa, tha thướt…;
- Biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca của câu 3 đã mang đến cho thôn Vĩ một vẻ đẹp tươi tốt, đầy sức sống;
- Nét tinh tế của Hàn thể hiện qua sự xuất hiện của con người ở câu thứ tư làm cho bức tranh thôn Vĩ thêm phần sinh động: khuôn mặt chữ điền gợi sự phúc hậu song hành cùng nét xinh xắn của thiên nhiên thôn Vĩ → vẻ đẹp hài hòa trong sự kín đáo, dịu dàng → chất Huế.
- Kết bài: Khổ thơ đã thể hiện một tình yêu thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống; sự ân tình sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ của chàng thi sĩ họ Hàn → đã khuôn đúc, lưu giữ trong tâm trí những hình ảnh sống động và đẹp đẽ đến thế.
- Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Phần 1: Dành chung cho tất cả các thí sinh (4 điểm) Câu 1:
- Viết một bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) để sẻ chia những suy nghĩ đó của mình
- Phần 2: Phần riêng
- Phân tích đoạn thơ trích trong Đây thôn Vĩ Dạ
- Cảm nhận của em về đoạn thơ trích trong Tương tư