-
Dành cho học sinh học theo chương trình nâng cao (các lớp xã hội)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(trích Tương tư – Nguyễn Bính)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Cảm nhận về 4 câu thơ đầu trong bài Tương tư của Nguyễn Bính
- Mở bài: Học sinh giới thiệu được vài nét về Nguyễn Bính, xuất xứ bài thơ và luận đề (người viết có cảm nhận như thế nào đối với đoạn thơ đó?)
- Thân bài:
- Biện pháp hoán dụ; điệp từ; nghệ thuật tổ chức số từ độc đáo nhằm tạo lập hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm: một người chín nhớ mười mong một người…→ hai câu thơ đầu đã thể hiện căn nguyên của nỗi nhớ thương da diết bởi không gian xa cách thăm thẳm, diệu vợi;
- Với nghệ thuật so sánh (bệnh nắng mưa/ bệnh tương tư) → hai câu thơ cuối như là một định nghĩa cụ thể về nỗi tương tư; kết hợp cùng điệu kể của thể lục bát → ý thơ như gợi cảm giác cho người đọc về một khổ chủ đang bị hành hạ, dày vò bởi những nhớ và mong.
- Kết bài: Khổ thơ chân quê như hồn thơ Nguyễn Bính: với cái Tôi vừa như một tình nhân đắm đuối vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ vào thân…
- Hành văn mạch lạc, lưu loát; văn viết cảm xúc, giàu hình ảnh; bài làm sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả…
- Cảm nhận về 4 câu thơ đầu trong bài Tương tư của Nguyễn Bính
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Phần 1: Dành chung cho tất cả các thí sinh (4 điểm) Câu 1:
- Viết một bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) để sẻ chia những suy nghĩ đó của mình
- Phần 2: Phần riêng
- Phân tích đoạn thơ trích trong Đây thôn Vĩ Dạ
- Cảm nhận của em về đoạn thơ trích trong Tương tư