YOMEDIA
NONE
  • Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh học sinh có thể cảm nhận về bài thơ và bày tỏ suy nghĩ theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.
    • Có đủ cấu trúc của một bài làm văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: kết luận được vấn đề.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn  của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).
    • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm the hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
      • Mở bài
        • Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù
        • Giới thiệu về bài thơ Chiều tối
      • Thân bài
        • 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển
          • Hình ảnh cánh chim
            • Cánh chim bay về tổ ấm, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian.
            • Sự tương đồng với con người: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau 1 ngày lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được 1 nơi để nghỉ tạm.
          • Hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi
            • Gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng.
            • Gợi tâm hồn ung dung, thư thái của người tù.
            • Gợi tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù.
          • Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình)
        • Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.
          • Hình ảnh cô gái xay ngô (hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối nơi núi rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u, lạnh lẽo của núi rừng heo hút.
          • Hình ảnh lò than rực hồng: là “điểm ngời sáng trong thơ”. Chữ “hồng” là “nhãn tự” của bài thơ, nó đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực, đó là màu đỏ trong tình cảm của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đày.
          • Sự vận động của hình tượng trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người...
        • Nghệ thuật
          • Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại
      • Kết bài
        • Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ
        • Vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
    • Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.

     

    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 64276

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON