YOMEDIA

Đề kiểm tra trắc nghiệm Vật lý 11 chương I, II có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức sau bài kiểm tra online kiểm tra trắc nghiệm Vật lý 11  ,Hoc247 xin trân trọng gửi đến các em phần tài liệu được biên soạn có đáp án và hướng dẫn chi tiết, nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học môn Vật lý, quý thầy cô cũng có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong quá trình dạy bộ môn này.  Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

 

HỌ VÀ TÊN- LỚP:

--------------------------------------------

--------------------------------------------

KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I

MÔN VẬT LÝ

LỚP  11 CB

MÃ 123

 

ĐIỂM/10

    

 

{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về. Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại đề kiểm tra trắc nghiệm Vật lý 11 chương I, II có đáp án--}

Câu 1. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0.    B. q1< 0 và q2 > 0.                C. q1.q2 > 0.               D. q1.q2 < 0.

Câu 2..Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).                        B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).                            D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).   

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. 

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Câu 4.  Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.

B. Các đường sức là các đường cong không kín.                        

C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 5. Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.                 B. ngược chiều đường sức điện trường.

C. vuông góc với đường sức điện trường.                         D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

Câu 6. Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn c­ường độ điện tr­ường tại điểm nằm trên đ­ường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:

A. E = 16000 (V/m).   B. E = 1,600 (V/m).    

C. E = 2,000 (V/m).    D. E = 20000 (V/m).

Câu 7. Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là:

A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.

B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.

D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

Câu 8. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là:

A. E = 2 (V/m).                    B. E = 40 (V/m).                  

C. E = 200 (V/m).                D. E = 400 (V/m).

Câu 9. Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:

A. UMN = UNM.                                   B. UMN = - UNM.                   

C. UMN = .\(\frac{1}{{{{\rm{U}}_{{\rm{NM}}}}}}\)                       D. UMN = .- \(\frac{1}{{{{\rm{U}}_{{\rm{NM}}}}}}\)

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.

C. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.

D. Điện trường tĩnh là một trường thế.

Câu 11. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:

A. A = - 1 (μJ).                                 B. A = + 1 (μJ).                                

C. A = - 1 (J).                                    D. A = + 1 (J).

Câu 12. Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

A. W = \(\frac{1}{2}\frac{{{Q^2}}}{C}\)             B. W = \(\frac{1}{2}\frac{{{U^2}}}{C}\)                         

C. W =  \(\frac{1}{2}C{U^2}\)                       D. W = \(\frac{1}{2}QU\)

Câu 13. Một tụ điện có điện dung 500 (pF) đư­ợc mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:

A. q = 5.104 (nC).        B. q = 5.10-2 (μC).       C. q = 5.104 (μC).        D. q = 5.10-4 (C).

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu 15. Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

      A. RTM = 75 (Ω).                        B. RTM = 100 (Ω).     C. RTM = 150 (Ω).     D. RTM = 400 (Ω).

Câu 16. Suất điện động của nguồn điện đặc trư­ng cho

A. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.             

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng tích điện cho hai cực của nó.                                         

D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu 17. Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

A. 3,125.1018.                                    B. 9,375.1019.                       

C. 7,895.1019.                        D. 2,632.1018.

Câu 18. : Công suất của nguồn điện đư­ợc xác định theo công thức:

A. P = UIt.                     B. P = Ei.                      C. P = UI.                      D. P = Eit.

Câu 19. Một điện trở R= 10 (Ω) dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I= 2 A, trong 30 phút thì nhiệt lượng tỏa ra trên R là bao nhiêu?

A. Q = 1000 (μJ).        B. Q= 3600 (J).            C. Q = 600 (J).             D. Q = 7200 (J).

Câu 20. Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị

A. R = 100 (Ω).                     B. R = 150 (Ω).                                

C. R = 200 (Ω).                    D. R = 250 (Ω).

 

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Như vậy các em vừa xem qua trích dẫn một số câu hỏi trong nội dung trong Đề kiểm tra trắc nghiệm Chương I, II môn Vật lý lớp 11 có đáp án chi tiết.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong quá trình học tập.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF