Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 424171
Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V và điện trở trong r = 1 được mắc với mạch ngoài có điện trở R = 2 để tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế mạch ngoài là:
- A. 4V
- B. 2V
- C. 6V
- D. 3V
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 424174
Cho biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004 K-1. Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở nhiệt độ 500C, khi nhiệt độ tăng lên 100 0C thì điện trở của sợi dây đó là
- A. 88,8 Ω.
- B. 66 Ω.
- C. 76 Ω.
- D. 96 Ω.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 424176
Hạt tải điện trong chất bán dẫn là:
- A. ion dương.
- B. ion âm.
- C. electro tự do.
- D. electron dẫn và lỗ trống.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 424179
Trong các bán dẫn, bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau?
- A. Bán dẫn loại n.
- B. Bán dẫn loại p.
- C. Bán dẫn tinh khiết.
- D. Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 424181
Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng lên gấp 2 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó sẽ
- A. giảm đi 4 lần.
- B. tăng lên 4 lần.
- C. giảm đi 2 lần.
- D. tăng lên 2 lần.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 424185
Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích \(Q = {5.10^{ - 9}}\) (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
- A. E = 4500 (V/m).
- B. E = 0,225 (V/m).
- C. E = 2250 (V/m).
- D. E = 0,450 (V/m).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 424187
Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức:
- A. U = E/d.
- B. U = q.E.d.
- C. U = E.d.
- D. U = q.E/q.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 424190
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
- A. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
- B. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
- C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
- D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 424192
Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ:
- A. tăng gấp bốn
- B. không đổi
- C. tăng gấp đôi
- D. giảm một nửa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 424194
Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,303(mm) sau khi điện phân trong 2 giờ. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 40cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
- A. I = 5,0 (A).
- B. I = 2,5 (A).
- C. I = 5,0 (mA).
- D. I = 5,0 (μA).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 424196
Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là:
- A. 4
- B. chưa đủ dữ kiện để xác định.
- C. 6
- D. 5
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 424198
Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn:
- A. 7,5 V và 1 Ω.
- B. 7,5 V và 1 Ω.
- C. 2,5 V và 1/3 Ω.
- D. 2,5 V và 1 Ω.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 424200
Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
- A. 40,3 kg
- B. 8,04.10-2 kg
- C. 40,3g
- D. 8,04 g
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 424202
Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 1,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị:
- A. R = 3 (Ω).
- B. R = 2 (Ω).
- C. R = 4 (Ω).
- D. R = 1 (Ω).
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 424204
Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
- A. Điện trở của các mối hàn.
- B. Khoảng cách giữa hai mối hàn.
- C. Hệ số nở dài vì nhiệt α.
- D. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 424206
Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
- A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
- B. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
- C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
- D. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 424208
Hai điện tích điểm q1 = q2 = + 3 (µC) đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
- A. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
- B. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
- C. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
- D. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 424211
Nếu nguyên tử đang thừa \(--1,{6.10^{ - 19}}C\) điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó:
- A. vẫn là 1 ion âm.
- B. trung hoà về điện.
- C. sẽ là ion dương.
- D. có điện tích không xác định được.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 424213
Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110V, U2 = 220V. Chúng có công suất định mức bằng nhau, tỉ số điện trở của chúng bằng:
- A. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 8\)
- B. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 2\)
- C. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 3\)
- D. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 4\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 424214
Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 16 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là:
- A. 6.1019 electron.
- B. 6.1018 electron.
- C. 6.1020 electron.
- D. 6.1017 electron.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 424217
Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:
- A. nE nà nr.
- B. E và r/n.
- C. nE và r/n.
- D. E và nr.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 424221
Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở \({50^0}C\). Điện trở của dây đó ở \({t^0}C\) là 40,7Ω. Biết \(0,004{K^{ - 1}}\). Nhiệt độ \({t^0}C\) có giá trị:
- A. 250C
- B. 1000C
- C. 750C
- D. 900C
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 424225
Nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở của kim loại là do:
- A. sự va chạm của các êlectron tự do với các ion ở nút mạng tinh thể.
- B. cấu trúc mạng tinh thể của kim loại.
- C. nhiệt độ của kim loại thay đổi.
- D. chuyển động nhiệt của các êlectron tự do trong kim loại.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 424227
Một êlectron bay vào điện trường đều có E = 100 V/m với vận tốc ban đầu tại điểm M trong điện trường là v0 = 300 km/s, cùng hướng với đường sức. Tính quãng đường của êlectron đi được từ điểm M cho đến khi vận tốc bằng 0 (Bỏ qua tác dụng của trọng trường).
- A. 3,8 mm.
- B. 5 mm.
- C. 2,6 mm.
- D. 4,2 mm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 424229
Mắc một điện trở R = 3Ω vào hai đầu nguồn điện có điện trở trong r = 1 Ω, suất điện động x = 12 V. Hiệu suất của nguồn điện là:
- A. H = 75%.
- B. H = 66,7%.
- C. H = 25%.
- D. H = 33,3%.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 424232
Cho bộ nguồn gồm 8 pin giống nhau được ghép thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 4 pin ghép nối tiếp với nhau. Mỗi pin có suất điện động x = 1 V và điện trở trong r = 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là ( E là ký hiệu của suất điện động)
- A. Eb = 4 V, rb = 4 Ω.
- B. Eb = 6 V, rb = 4 Ω.
- C. Eb = 4 V, rb = 2 Ω.
- D. Eb = 6 V, rb = 2 Ω.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 424236
Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anốt bằng đồng. Hiệu điện thế đặt vào hai cực là 6 V. Sau 16 phút 5 giây, lượng đồng bám vào cực âm 0,48 g (Cho Cu có A = 64, n = 2). Điện trở của bình điện phân là:
- A. 3 Ω.
- B. 4 Ω
- C. 2 Ω.
- D. 5 Ω.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 424240
Bộ nguồn gồm 24 acquy mắc hỗn hợp đối xứng ( gồm n dãy mắc song song, mỗi dãy có m nguồn mắc nối tiếp). Mỗi acquy có e0 = 2 V, r0 = 0,3 Ω. Điện trở mạch ngoài R = 0,2 Ω. Dòng điện cung cấp cho mạch ngoài có giá trị cực đại là:
- A. 10 A.
- B. 12 A.
- C. 13 A.
- D. 20 A.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 424244
Theo quy ước thông thường, chiều dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của:
- A. các điện tích dương.
- B. các ion âm.
- C. các êlectron.
- D. các prôtôn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 424247
Cho mạch điện như hình vẽ. Trên các bóng đèn có ghi Đ1 (6 V- 3 W), Đ2 (3 V- 1,5 W).Để các đèn đều sáng bình thường thì R phải có giá trị là:
- A. 3 Ω.
- B. 6 Ω.
- C. 4,5 Ω.
- D. 4 Ω.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 424250
Ở \({20^0}C\) điện trở suất của bạc là \(1,{62.10^{ - 8}}\Omega m\). Hệ số nhiệt điện trở của bạc là \(4,{1.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\). Ở 330K thì điện trở suất của bạc là:
- A. \(1,{866.10^{ - 8}}\Omega .m\)
- B. \(3,{697.10^{ - 8}}\Omega .m\)
- C. \(3,{812.10^{ - 8}}\Omega .m\)
- D. \(4,{151.10^{ - 8}}\Omega .m\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 424252
Điều kiện để có dòng điện là:
- A. có nguồn điện
- B. có điện tích tự do
- C. có hiệu điện thế
- D. có hiệu điện thế và điện tích tự do
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 424256
Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
- A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng
- B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng
- C. chất khí chuyển động thành dòng có hướng
- D. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 424258
Suất điện động của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
- A. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp
- B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp
- C. nhiệt độ thấp hơn ở một trong hai đầu cặp
- D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 424259
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
- A. bằng không
- B. có giá trị âm
- C. vô cùng lớn
- D. có giá trị xác định
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 424261
Cho dòng điện có cường độ 2A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Biết khối lượng mol của đồng là 64g/mol, đồng có hóa trị 2. Khối lượng đồng bám vào cực âm là
- A. 2,65 g
- B. 6,25 g
- C. 2,56 g
- D. 5,62 g
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 424263
Lớp vỏ của nguyên tử hidro có 1 electron. Nếu nguyên hidro bị mất hết electron thì nó mang điện tích là:
- A. \( + 1,{6.10^{ - 19}}C\)
- B. \( - 1,{6.10^{ - 19}}C\)
- C. \( + 3,{2.10^{ - 19}}C\)
- D. \( - 3,{2.10^{ - 19}}C\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 424265
Hai điện tích điểm đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ:
- A. tăng lên 2 lần
- B. giảm đi 4 lần
- C. tăng lên 4 lần
- D. giảm đi 2 lần
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 424267
Đơn vị của điện thế trong hệ SI là
- A. N (Niuton)
- B. J (Jun)
- C. V (Vôn)
- D. m (mét)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 424270
Cho đoạn mạch điện trở \(10\Omega \), hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20V. Điện năng đoạn mạch tiêu thụ trong 1 giờ là:
- A. 2,4 kJ
- B. 144 kJ
- C. 120 J
- D. 40 J