Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 420604
Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu về nội dung gì?
- A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- B. những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.
- C. sự biến đổi của khí hậu qua thời gian.
- D. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 420610
Xi-xê-rông là nhà chính trị nổi tiếng của quốc gia cổ đại nào dưới đây?
- A. Ấn Độ cổ đại.
- B. La Mã cổ đại.
- C. Hy Lạp cổ đại.
- D. Trung Quốc cổ đại.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 420613
Học lịch sử giúp em tìm hiểu về kiến thức gì?
- A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- B. sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất.
- C. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
- D. sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 420615
Đâu là khái niệm đúng về tư liệu hiện vật?
- A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
- B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
- C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
- D. di tích, đồ vật… của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 420618
Đâu là ưu điểm nổi bật của tư liệu hiện vật?
- A. mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
- B. cho biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra.
- C. không cho biết thời gian xảy ra sự kiện.
- D. phản ánh khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 420621
Điểm hạn chế của tư liệu truyền miệng là gì?
- A. Phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
- B. Là những tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.
- C. Nội dung có thể bị thêm, bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường.
- D. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 420622
Đâu là thông tin không chính xác về tư liệu gốc?
- A. Cung cấp những thông tin đầu tiên về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
- B. Cung cấp những thông tin trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
- C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
- D. Là những câu chuyện do người xưa tưởng tượng ra.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 420630
Các em hãy quan sát bản viết tay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh” năm 1946. Hãy cho biết, đây thuộc loại hình tư liệu nào?
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu chữ viết.
- C. Tư liệu ghi âm.
- D. Tư liệu ghi hình.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 420632
Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của hiện tượng nào sau đây?
- A. Mặt Trời quanh Trái Đất.
- B. Trái Đất quanh Mặt Trời.
- C. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 420636
Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là một __________.
- A. thế kỉ.
- B. thập kỉ.
- C. kỉ nguyên.
- D. thiên niên kỉ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 420639
Năm 2021 thuộc thế kỉ thứ mấy?
- A. XIX.
- B. XX.
- C. XXI.
- D. XXII.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 420642
Sự kiện Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN cách ngày nay (năm 2021) là bao nhiêu năm?
- A. 1840 năm.
- B. 2021 năm.
- C. 2229 năm.
- D. 2179 năm.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 420644
Ngày lễ nào sau đây ở Việt Nam được tổ chức theo dương lịch?
- A. Tết Trung thu.
- B. Tết nguyên tiêu.
- C. Giỗ Tổ Hùng vương.
- D. Quốc khánh.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 420649
Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm, một nhánh của loài Vượn cổ đã tiến hóa thành gì?
- A. vượn người.
- B. Người tối cổ.
- C. Người tinh khôn.
- D. Người hiện đại.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 420650
Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về đặc điểm hình thể của Người tối cổ?
- A. Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.
- B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao.
- C. Thể tích hộp sọ lớn hơn so với vượn cổ.
- D. Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 420655
Khoảng 2000 năm TCN, người nguyên thủy đã biết dùng nguyên liệu nào dưới đây để chế tạo công cụ lao động?
- A. Thép.
- B. Đồng thau.
- C. Sắt.
- D. Nhựa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 420658
Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
- A. Xuất hiện các gia đình mẫu hệ.
- B. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.
- C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy.
- D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 420661
Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông nào dưới đây?
- A. Hoàng Hà và Trường Giang.
- B. Sông Ơ- phrát và T-grơ.
- C. Sông Ấn và Hằng.
- D. Sông Hồng và Đà.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 420663
Những thành thị đầu tiên của người Đra-vi-đa tại lưu vực sông Ấn được xây dựng vào thời gian nào?
- A. Khoảng năm 3000 TCN.
- B. Khoảng năm 2500 TCN.
- C. Khoảng năm 2000 TCN.
- D. Khoảng năm 1500 TCN.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 420666
Từ thế kỉ XXI – III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại nào?
- A. Hạ, Thương, Chu.
- B. Tống, Nguyên, Minh.
- C. Tùy, Đường, Tống.
- D. Tần, Hán, Tấn.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 420675
Đâu là khái niệm đúng về bản đồ?
- A. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- B. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- C. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- D. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 420682
Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ nào?
- A. vàng.
- B. sắt.
- C. đồng.
- D. chì.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 420691
Đồi có độ cao thế nào khi so với các vùng đất xung quanh?
- A. Từ 200 - 300m.
- B. Trên 400m.
- C. Từ 300 - 400m.
- D. Dưới 200m.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 420701
Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
- A. Dạng địa hình nhô cao.
- B. Đỉnh tròn và sườn dốc.
- C. Độ cao không quá 200m.
- D. Tập trung thành vùng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 420707
Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu đến việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?
- A. Dòng chảy.
- B. Mưa, gió.
- C. Nước ngầm.
- D. Nhiệt độ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 420715
Núi lửa có mấy dạng chính?
- A. núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.
- B. núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.
- C. núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.
- D. núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 420722
Vì sao quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc?
- A. Khí hậu ấm áp
- B. Nhiều hồ nước
- C. Đất đai màu mỡ
- D. Giàu thủy sản
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 420730
Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?
- A. Gây thiệt hại cho các vùng lân cận.
- B. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản.
- C. Tro bụi núi lửa còn làm ô nhiễm không khí.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 420738
Một khu vực có đặc điểm: bề mặt tương đối bằng phẳng, cao 150 m so với mực nước biển, có diện tích khoảng 1 triệu km2. Khu vực đó được xếp vào dạng địa hình nào?
- A. Vùng núi.
- B. Vùng đồi.
- C. Đồng bằng.
- D. Cao nguyên.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 420742
Thứ tự các tầng của khí quyển từ bề mặt Trái Đất trở lên là gì?
- A. đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
- B. các tầng cao của khí quyển, bình lưu, đối lưu.
- C. bình lưu, đối lưu, các tầng cao của khí quyển.
- D. các tầng cao của khí quyển, đối lưu, bình lưu.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 420747
Trái Đất cùng lúc thực hiện mấy chuyển động?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 420756
Theo em trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó thay đổi thế nào?
- A. càng dốc
- B. càng thoải
- C. càng cao
- D. càng cắt xẻ mạnh
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 420778
Theo em căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
- A. đường đồng mức.
- B. kí hiệu thể hiện độ cao.
- C. phân tầng màu.
- D. kích thước của kí hiệu.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 420782
Ở châu Á, nước ta nằm ở phía nào?
- A. Tây Nam.
- B. Đông Nam.
- C. Tây Bắc.
- D. Đông Bắc.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 420787
Bản đồ có mấy nhóm?
- A. Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
- B. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực. C.
- C. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.
- D. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 420792
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng nào nữa?
- A. các tầng cao của khí quyển.
- B. tầng trung lưu
- C. tầng nghịch lưu
- D. tầng không gian
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 420797
Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm nào?
- A. Từ 80km trở lên.
- B. Không khí cực loãng.
- C. Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
- D. Có quan hệ mật thiết với đời sống của con người.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 420799
Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?
- A. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng
- B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- C. Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc
- D. Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 420803
Trên bề mặt Trái Đất có tổng cộng _________ vành đai khí áp.
- A. 5
- B. 6
- C. 7
- D. 8
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 420807
Khối khí lục địa hình thành ở đâu và có tính chất gì?
- A. vùng vĩ độ thấp, tính chất nóng
- B. vùng đất liền, có tính chất khô.
- C. vùng vĩ độ cao, tính chất lạnh.
- D. trên các biển và đại dương, tính chất ẩm